• Gleneagles Singapore

Sức khỏe tiêu hóa ở phụ nữ

  • Tìm hiểu về hệ tiêu hóa

    Digestive health

    Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở trực tràng. Hệ cơ quan này có chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để đạt được sức khỏe tối ưu. Nhiều vấn đề tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ như trướng bụng và táo bón thường bị bỏ qua.

    Những vấn đề nhỏ không được điều trị đôi khi có thể dẫn đến rối loạn nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là cần có kiến thức về các vấn đề tiêu hóa thường gặp cùng các triệu chứng đi kèm để có thể thực hiện những hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa xảy ra biến chứng về sức khỏe trong tương lai.

  • Trướng bụng

    Woman with bloating

    Cảm giác trướng ở vùng bụng gây khó chịu và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều tình trạng gây trướng bụng có tính chất lành tính và có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, trướng bụng có thể xảy ra do những rối loạn nền nghiêm trọng và thậm chí là cả ung thư.

    Chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng có thể là chỉ báo về một số tình trạng đáng lo ngại, cũng như các rối loạn thường gặp liên quan đến trướng bụng.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Trướng bụng là một tình trạng thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Tuy nhiên, trướng bụng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng đi kèm tình trạng trướng bụng có thể là chỉ báo về những bệnh lý nghiêm trọng hơn:

    • Sụt cân dù không có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc phác đồ tập luyện
    • Đau bụng dữ dội
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Tăng cân hoặc vòng eo to nhanh
    • Vàng da
    • Có máu trong phân
    • Chảy máu âm đạo giữa hai kỳ kinh nguyệt
    • Sốt

    Nếu bạn bị trướng bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay lập tức. Đôi khi, các triệu chứng đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư đại tràng, buồng trứng, tử cung, dạ dày hoặc gan. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và tầm soát định kỳ có vai trò quan trọng. Trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu thêm.

    Chẩn đoán và điều trị

    Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ xem xét bệnh sử của bạn và tiến hành khám lâm sàng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm/kiểm tra chẩn đoán hoặc nội soi để đưa ra chẩn đoán chính xác.

    Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị thay đổi thói quen sinh hoạt để điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đối với những trường hợp nặng hơn, có thể cần can thiệp ngoại khoa. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm hiểu thêm.

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)

    Woman with IBS

    Hội chứng ruột kích thích, còn gọi là IBS, là một rối loạn đường ruột phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới, thường xảy ra ở những người dưới 45 tuổi. IBS ảnh hưởng đến ruột già, làm gián đoạn hoạt động đại tiện và gây khó chịu ở vùng bụng. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của IBS cũng như các phương pháp điều trị hiện có.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích khác nhau giữa từng người bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Đau hoặc khó chịu, đỡ hơn sau khi đi đại tiện
    • Trướng bụng và đầy hơi
    • Phân lỏng
    • Tiêu chảy
    • Táo bón
    • Thay đổi hình dạng phân
    • Cảm giác đại tiện chưa hết

    Bệnh nhân bị IBS thường mắc các rối loạn tiêu hóa khác, ví dụ như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi kinh niên hoặc lo âu. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm hiểu thêm. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp chẩn đoán sớm tình trạng của bạn và phòng ngừa các biến chứng về sau.

    Chẩn đoán và điều trị

    Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ kiểm tra bệnh sử của bạn, bao gồm cả tình trạng dị ứng và thói quen sinh hoạt. Các xét nghiệm/kiểm tra sau đây có thể được thực hiện:

    • Nội soi
    • Nội soi đại tràng
    • Chụp X-quang
    • Xét nghiệm máu
    • Xét nghiệm phân

    Phương pháp điều trị sẽ khác nhau giữa mỗi người tùy thuộc vào độ nặng của bệnh. Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi thói quen sinh hoạt, ví dụ như giảm mức độ căng thẳng và tránh sử dụng cafein, hút thuốc và uống rượu bia. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để tìm hiểu thêm.

    Nguồn tham khảo:

    Grundmann O, Yoon SL. Irritable bowel syndrome: epidemiology, diagnosis, and treatment: an update for health-care practitioners. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2010;25:691–699.

  • Viêm dạ dày

    Woman with gastritis

    Viêm dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như sử dụng bia rượu quá mức, dùng một số loại thuốc nhất định, nôn ói mạn tính hoặc căng thẳng lâu ngày. Trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày có nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (H. Pylori), và nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét và ung thư dạ dày. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các triệu chứng của viêm dạ dày và thời điểm cần điều trị bệnh.

    Các dấu hiệu và triệu chứng

    Các triệu chứng của viêm dạ dày khác nhau giữa mỗi bệnh nhân và có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp) hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian (viêm dạ dày mạn tính). Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Trướng bụng
    • Đau bụng
    • Khó tiêu
    • Buồn nôn
    • Cảm giác nóng rát ở dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm
    • Phân đen, giống hắc ín
    • Chán ăn
    • Nôn

    Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Bệnh trạng có thể được kiểm soát nếu được chẩn đoán kịp thời cũng như điều trị và chăm sóc đúng cách.

    Chẩn đoán và điều trị

    Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể kiểm tra bệnh sử của bạn và đề xuất thực hiện một trong những xét nghiệm/kiểm tra sau đây:

    • Xét nghiệm phân
    • Kiểm tra bằng hơi thở
    • Retrieving data. Wait a few seconds and try to cut or copy again.
    • Xét nghiệm máu ẩn trong phân

    Phương pháp điều trị viêm dạ dày thường bao gồm dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt, ví dụ như tránh ăn đồ cay nóng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định phương án điều trị thiết kế riêng cho nhu cầu cá nhân của bạn.

  • Tập thể dục và rối loạn tiêu hóa

    Exercise and gastrointestinal disorders

    Có rất nhiều lầm tưởng và quan niệm sai lầm xoay quanh vấn đề tập thể dục ở những người được chẩn đoán mắc rối loạn tiêu hóa. Ví dụ, nhiều người được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) không muốn tập thể dục thường xuyên vì sợ rằng các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn. Tuy nhiên, việc tuân thủ phác đồ tập thể dục thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhóm đối tượng này. Tập thể dục giúp cải thiện hoạt động của ruột và những môn thể thao cường độ thấp như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Sau đây là một số lời khuyên về việc tập thể dục dành cho những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa:

    1. Nếu bị trướng bụng, bạn nên tránh thực hiện những bài tập cần gắng sức nhiều khiến bạn phải thở dốc. Dùng thuốc kê đơn để điều trị tình trạng trướng bụng trước khi thực hiện các bài tập như vậy thường sẽ giúp ích cho bạn.
    2. Nếu bạn bị tiêu chảy, tốt nhất nên tránh sử dụng cafein hoặc thức ăn rắn trước khi tập thể dục. Ngoài ra, bạn nên lập kế hoạch trước để đảm bảo trên tuyến đường tập thể dục có nơi để đi vệ sinh.
    3. Đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cần tránh thực hiện những bài tập làm tăng đột ngột hoặc đáng kể áp lực trong khoang bụng như gập bụng, cử tạ hạng nặng hoặc các môn thể thao va chạm. Nên ăn trước khi tập thể dục hơn 2 tiếng và tránh đồ dầu mỡ/đồ chiên, cafein, bia rượu, khẩu phần ăn lớn, bạc hà và cà chua.

    Để cải thiện chất lượng cuộc sống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhằm tìm hiểu cách kiểm soát tình trạng rối loạn tiêu hóa, đồng thời duy trì lối sống năng động.

    Đặt lịch khám View all Gastroenterologists