• Gleneagles Singapore

Đục thủy tinh thể

  • Đục thủy tinh thể là gì?

    Đục thủy tinh thể là hiện tượng mờ đục của thủy tinh thể ở bên trong mắt. Thủy tinh thể ở trạng thái bình thường có đặc điểm trong suốt và cho phép ánh sáng đi xuyên qua từ phía trước mắt đến võng mạc nằm ở phần sau của mắt. Nếu thủy tinh thể bị mờ đục, ánh sáng sẽ không thể xuyên qua được và tầm nhìn sẽ bị mờ. Hầu hết các trường hợp đục thủy tinh thể đều tiến triển chậm và chỉ ở các giai đoạn muộn hơn khi thị lực đã bị mờ thì các hoạt động như đọc và lái xe mới trở nên khó khăn. Phát triển đục thủy tinh thể là một quá trình lão hóa tự nhiên không thể tránh khỏi hoặc phòng ngừa bằng thuốc.

    Có một số loại đục thủy tinh thể:

    • Đục vỏ thủy tinh thể là sự xuất hiện của một vùng mờ ở rìa ngoài của thủy tinh thể
    • Đục nhân thủy tinh thể là tình trạng mờ đục ở trung tâm thủy tinh thể
    • Đục thủy tinh thể dưới bao là sự xuất hiện của một vùng mờ phía sau thủy tinh thể
  • Nguyên nhân phổ biến nhất của đục thủy tinh thể là lão hóa. Khi chúng ta già đi, một số protein trong thủy tinh thể có thể hợp lại với nhau và bắt đầu làm mờ một vùng nhỏ trên thủy tinh thể. Theo thời gian, vùng này có thể phát triển rộng hơn và làm mờ nhiều phần thủy tinh thể hơn, khiến việc nhìn trở nên khó khăn hơn. Một số nguyên nhân khác gây đục thủy tinh thể bao gồm:

    • Đục thủy tinh thể bẩm sinh – Trẻ sơ sinh có thể mắc đục thủy tinh thể từ khi mới chào đời hoặc có thể phát triển đục thủy tinh thể từ khi còn nhỏ
    • Phơi nhiễm với một số loại phóng xạ cũng có thể gây đục thủy tinh thể
    • Đục thủy tinh thể thứ phát
      1. Sau khi phẫu thuật để điều trị các vấn đề về mắt khác như tăng nhãn áp
      2. Ở những người mắc các vấn đề sức khỏe khác như đái tháo đường
      3. Sau khi dùng một số loại thuốc nhất định như steroid trong thời gian dài
    • Đục thủy tinh thể do chấn thương có thể phát triển sau một tổn thương ở mắt
  • Dấu hiệu đầu tiên của đục thủy tinh thể thường là nhìn mờ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

    • Thấy màu sắc mờ xỉn
    • Khó lái xe vào ban đêm
    • Khó đọc hoặc xem tivi
    • Nhìn đôi chỉ ở một mắt
    • Thường xuyên phải thay kính hoặc kính áp tròng
    • Lóa mắt
    • Nhìn thấy hào quang quanh ánh sáng (các vòng sáng)
    • Thị lực kém ở nơi có ánh sáng mạnh
  • Khi bị suy giảm thị lực, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể. Không phải tất cả những người bị đục thủy tinh thể đều cần phải phẫu thuật. Đối với một số người, chỉ cần thay kính hoặc sử dụng kính lúp là đủ để cải thiện thị lực.

    Trường hợp cần phải phẫu thuật, các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể thường được thực hiện trong ngày trong điều kiện gây tê tại chỗ. Công nghệ mới nhất hiện nay đã cho phép chúng tôi triển khai phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể không dao. Trong thủ thuật này, các vết cắt sẽ được tạo ra bằng tia laser thay vì lưỡi dao mổ, giúp ca phẫu thuật đạt được độ chính xác cao hơn.

  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể nhìn chung là an toàn và hầu hết bệnh nhân đềulấy lại được thị lực tốt. Đôi khi có thể xảy ra nhiễm trùng và dẫn đến thị lực kém. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng bao gồm:

    • Mắt rỉ dịch
    • Đau và đỏ mắt nặng hơn
    • Mờ mắt đột ngột
    • Sưng mắt

    Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, bạn cần đến khám bác sĩ mắt ngay lập tức.

    Một số biến chứng khác bao gồm rách và/hoặc bong võng mạc và chảy máu.

     

    Đặt lịch khám/ Tư vấn

  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 25 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    Tìm thấy 25 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả