• Gleneagles Singapore

Đau tim

  • Đau tim là gì?

    Đau tim (trong y học gọi là Nhồi máu cơ tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm hoặc tắc nghẽn. Tình trạng tắc nghẽn này xảy ra do mảng lắng đọng chất béo tích tụ ở thành của các động mạch cung cấp máu cho tim và dẫn đến không cung cấp đủ ôxy cho cơ tim. Nếu lưu lượng máu không được khôi phục kịp thời, mô tim bị ảnh hưởng sẽ chết.

    Một số bệnh nhân khi bị đau tim sẽ có biểu hiện đau ngực, tuy nhiên những người khác lại không biểu hiện triệu chứng nào. Điều quan trọng là phải nhận ra các dấu hiệu cảnh báo Đau tim vì phần lớn bệnh này đều có thể phòng ngừa. Đau tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2 ở Singapore sau ung thư và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số khu vực trên thế giới.

  • Nguyên nhân gây Đau tim thường gặp nhất là do hẹp một hoặc nhiều động mạch cung cấp máu cho tim. Tình trạng này xảy ra do mảng lắng đọng cholesterol tích tụ ở thành của các động mạch này (một quá trình gọi là Xơ vữa động mạch). Quá trình này làm hạn chế lưu lượng máu đến cơ tim, dẫn đến giảm lượng ôxy được cung cấp.

    Có các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và không thể thay đổi liên quan đến đau tim.

    • Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:
      1. Những yếu tố về lối sinh hoạt như hút thuốc, không tập thể dục và chế độ ăn uống không lành mạnh
      2. Những bệnh lý có thể điều trị bao gồm huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao và đái tháo đường
    • Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:
      1. Tuổi tác, tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh, dân tộc, giới tính (nam giới có nguy cơ đau tim cao gấp 3 – 5 lần so với nữ giới)
      2. Mãn kinh (mất oestrogen tự nhiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nữ giới)
  • Nếu bệnh nhân bị Đau tim, bệnh nhân có thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

    • Ớn lạnh và đổ mồ hôi
    • Da lạnh và đổ mồ hôi
    • Chóng mặt
    • Buồn nôn
    • Đau lan từ ngực đến cổ, cánh tay, vai hoặc hàm
    • Đau dữ dội và kéo dài ở vùng giữa ngực (cảm giác nặng nề và bị đè nén)
    • Khó thở
    • Mạch yếu
  • Mục đích của việc điều trị là kịp thời khai thông động mạch bị ảnh hưởng nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cơ tim. Bác sĩ sẽ đánh giá độ nặng của bệnh và tiến hành phương pháp hiệu quả nhất để khai thông động mạch. Các phương pháp này có thể bao gồm:

    • Thủ thuật ngoại khoa có tên là Tạo hình mạch vành, trong đó, một bóng nong nhỏ hoặc stent được luồn vào động mạch bị tắc để giúp thông lại động mạch và khôi phục lưu lượng máu
    • Phục hồi chức năng tim: Một chương trình nhằm giúp bệnh nhân có được trái tim khỏe mạnh hơn sau khi bị đau tim bằng cách nỗ lực loại bỏ các yếu tố nguy cơ
    • Dùng thuốc:
      1. Thuốc chống đông máu để làm tan cục máu đông
      2. Giảm nguy cơ tái phát đau tim
      3. Giảm đau ngực
      4. Kiểm soát bệnh đái tháo đường, huyết áp cao và nồng độ cholesterol cao
    • Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường
    • Sốc tim, tương tự như vỡ tim, nhưng nghiêm trọng hơn
    • Tổn thương van tim
    • Suy tim, khiến tim mất khả năng bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả
    • Vỡ tim, trong đó cơ, van và vách của tim bị tách ra
  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 34 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    Tìm thấy 34 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả