• Gleneagles Singapore

Suy tim

  • Suy tim là gì?

    Suy tim là tình trạng khi tim không thể bơm đủ lượng máu cung cấp cho các mô trên cơ thể. Tình trạng này khiến các mô và cơ quan chính trên cơ thể bị thiếu ôxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến mất khả năng hoạt động bình thường. Suy tim dẫn đến Phù, nghĩa là tích tụ dịch trong các mô.

    Suy tim là một bệnh lý mạn tính đi kèm với hậu quả nghiêm trọng. Bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, bao gồm cả trạng thái tinh thần, thể chất và địa vị xã hội, với tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Hiện chưa có cách nào để chữa khỏi Suy tim, tuy nhiên, có thể kết hợp giữa việc thay đổi lối sinh hoạt, dùng thuốc và đôi khi là cả phẫu thuật để hỗ trợ kiểm soát và điều trị căn bệnh này.

  • Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy tim và những nguy cơ thường gặp nhất bao gồm:

    • Bệnh cơ tim - Bệnh lý về cơ tim khiến cơ bị suy yếu. Bệnh mạch vành và các bệnh lý về tim khác có thể dẫn đến bệnh cơ tim.
    • Bệnh mạch vành – Một trong những nguyên nhân gây suy tim phổ biến nhất vì bệnh này làm hạn chế khả năng bơm máu đầy đủ của tim. Bệnh mạch vành là tình trạng xơ cứng ở các động mạch cung cấp máu cho tim do mảng lắng đọng chất béo tích tụ trong thành động mạch.
    • Sử dụng quá nhiều bia rượu và lạm dụng chất gây nghiện
    • Huyết áp cao - Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể. Nếu tim không thể hoạt động tương xứng với huyết áp, người bệnh có thể phát triển chứng suy tim.
    • Các nguyên nhân khác - Dị tật ở van tim và bệnh tim bẩm sinh (dị tật tim từ khi mới ra đời)
  • Nếu bị Suy tim, bệnh nhân có thể gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

    • Đau ngực (Đau thắt ngực)
    • Ngất và chóng mặt do lượng máu và ôxy cung cấp đến các cơ quan và cơ không đủ
    • Mệt mỏi do lượng máu và ôxy cung cấp đến các cơ quan và cơ không đủ
    • Khó thở do tích tụ dịch trong phổi
    • Đột tử
    • Bàn chân, mắt cá chân và chân bị sưng do tích tụ dịch trong tĩnh mạch và mô cơ thể
    • Tăng cân do dư thừa dịch trong cơ thể
    • Sụt cân
  • Bác sĩ có thể đề xuất kết hợp giữa thay đổi lối sinh hoạt, dùng thuốc và đôi khi là cần phẫu thuật để điều trị suy tim.

    • Các thay đổi về lối sinh hoạt bao gồm:
      1. Chế độ ăn uống lành mạnh (bệnh nhân nên hạn chế lượng muối để giúp giảm sưng phù)
      2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
      3. Cai thuốc lá
      4. Giảm hoặc bỏ bia rượu và các chất gây nghiện có hại khác
      5. Tập thể dục thường xuyên (bác sĩ có thể tư vấn chương trình tập cụ thể)
    • Dùng thuốc:
      1. Điều chỉnh tình trạng Rối loạn nhịp tim
      2. Giúp loại bỏ dịch dư thừa trong các mô (thuốc lợi tiểu)
      3. Giúp kích thích hoạt động bơm máu của tim (Diagoxin)
      4. Giúp hạ huyết áp (thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ace), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (arb) và thuốc chẹn kênh canxi)
    • Bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh các bất thường ở tim là nguyên nhân gây suy tim. Với trường hợp suy tim giai đoạn cuối, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện:
      1. Ghép tim
      2. Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD) – Một thiết bị trợ tim cơ học giúp tim bơm máu giàu ôxy đi khắp cơ thể. Thiết bị này được cấy vào vùng ngực của bệnh nhân nhưng không thay thế cho tim. Thủ thuật này thường được tiến hành cho những bệnh nhân bị bệnh giai đoạn cuối.
      3. Thiết bị trợ tim cơ học, còn gọi là tim nhân tạo – Đây là một máy bơm nhân tạo thực hiện chức năng bơm máu thay cho tim
  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 34 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    Tìm thấy 34 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả