• Gleneagles Singapore

Động kinh

  • Động kinh là gì?

    Động kinh, còn gọi là rối loạn co giật, là một bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh thường được chẩn đoán sau khi một người đã trải qua ít nhất 2 cơn co giật không liên quan đến bất kỳ tình trạng y khoa đã biết nào. Các cơn co giật này thường xảy ra khi hoạt động điện ở não bị rối loạn.

    Co giật rất nguy hiểm và cần được điều trị. Có nhiều loại động kinh khác nhau, bao gồm:

    • Động kinh toàn thân tự phát: Thường xuất hiện ở trẻ em và thường liên quan mật thiết đến tiền sử gia đình mắc bệnh động kinh
    • Động kinh cục bộ tự phát: Loại động kinh nhẹ nhất, khởi phát ở trẻ em và có thể hết khi đến tuổi dậy thì
    • Động kinh toàn thân có triệu chứng: Nguyên nhân do tổn thương não khi sinh hoặc bệnh não di truyền
    • Động kinh cục bộ có triệu chứng: Xuất hiện ở người trưởng thành, nguyên nhân do bất thường não khu trú
  • Chỉ có một số ít các trường hợp động kinh có nguyên nhân rõ ràng. Những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến động kinh có liên quan đến chấn thương hoặc tổn thương não. Những nguyên nhân này bao gồm tổn thương não khi sinh hoặc tai nạn ở tuổi vị thành niên, u não, nhiễm trùng não (ví dụ như viêm màng não và viêm não), sẹo (xơ cứng) ở mô não và đột quỵ. Ngoài ra, tiền sử gia đình mắc bệnh động kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Một số yếu tố nhất định cũng có thể kích thích các cơn co giật ở người mắc bệnh động kinh. Các yếu tố này bao gồm quên dùng thuốc điều trị co giật, sử dụng nhiều đồ uống có cồn, lạm dụng chất gây nghiện (bao gồm cocaine, thuốc lắc), thiếu ngủ (mất ngủ) và sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng đến thuốc điều trị co giật.

  • Co giật là dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của bệnh động kinh. Có 2 loại co giật chính:

    • Co giật khu trú (cục bộ) – các triệu chứng bao gồm:
      1. Rối loạn khả năng nhìn, cảm giác và vận động (di chuyển)
      2. Mất ý thức
    • Co giật toàn thân – các triệu chứng bao gồm:
      1. Khó thở và đại tiểu tiện không tự chủ (mất khả năng kiểm soát việc đại tiện hoặc tiểu tiện)
      2. Giật tay và chân không tự chủ (1 – 2 phút)
      3. Mất ý thức (30 giây – 5 phút)
      4. Cắn lưỡi
    • Liệu pháp điều trị nội khoa bao gồm sử dụng thuốc điều trị động kinh làm điều trị bậc 1
    • Điều trị dự phòng:
      1. Tránh căng thẳng
      2. Ngủ đủ giấc
      3. Dùng thuốc theo kê đơn
    • Sử dụng điều trị ngoại khoa (khả năng cao nhất là phẫu thuật não) nếu thuốc không phát huy hiệu quả kiểm soát cơn co giật
  • Có thể xảy ra một số tác dụng phụ đi kèm với các loại thuốc dùng để điều trị bệnh động kinh. Các triệu chứng bao gồm:

    • Nhìn mờ
    • Rụng tóc
    • Run tay
    • Buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi
    • Tăng cân
  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 7 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    Tìm thấy 7 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả