• Gleneagles Singapore

Đái tháo đường

  • Đái tháo đường là gì?

    Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có biểu hiện đặc trưng là nồng độ glucô trong máu cao (tăng đường huyết). Đái tháo đường xảy ra khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất đủ insulin (một loại hoóc-môn) hoặc khi cơ thể không đáp ứng với tác dụng của insulin. Khi nồng độ glucô (đường) trong máu tăng, sau khi chúng ta ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để giúp các tế bào cơ thể chuyển hóa glucô thành năng lượng, hoặc tích trữ glucô.

    Ở những người mắc bệnh Đái tháo đường, thay vì được chuyển hóa thành năng lượng, glucô vẫn tồn tại trong máu, do đó dẫn đến nồng độ glucô trong máu cao hơn bình thường. Những người mắc bệnh Đái tháo đường bị tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (liên quan đến tim), do bệnh này thường đi kèm với huyết áp cao, nồng độ cholesterol trong máu cao và béo phì.

    Có ba loại Đái tháo đường chính:

    • Đái tháo đường tuýp 1 xảy ra khi không sản sinh được insulin, còn gọi là Đái tháo đường phụ thuộc insulin
    • Đái tháo đường tuýp 2 xảy ra khi insulin hoạt động không hiệu quả, còn gọi là Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
    • Đái tháo đường thai kỳ (GDM) xảy ra ở 2-5% phụ nữ mang thai không được chẩn đoán mắc bệnh Đái tháo đường trước đó. Bệnh thường dẫn đến Đái tháo đường tuýp 2:
  • Đái tháo đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể thiếu hoàn toàn insulin, do các tế bào tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết insulin bị phá hủy. Đái tháo đường tuýp 1 là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đái tháo đường ở trẻ em. Những người mắc bệnh đái tháo đường dạng này cần tiêm insulin hàng ngày để duy trì sự sống.

    Đái tháo đường tuýp 2 có biểu hiện là tình trạng giảm nồng độ insulin hoặc cơ thể không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả (được gọi là kháng insulin). Đái tháo đường dạng này thường khởi phát từ từ và các triệu chứng thường xuất hiện sau tuổi 40. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể dẫn đến Đái tháo đường tuýp 2 bao gồm ít hoạt động thể chất, chế độ ăn uống không lành mạnh và béo phì. Người mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 thường có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

    Đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở 2 – 5% phụ nữ mang thai không được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước đó. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh, tuy nhiên đây là dấu hiệu cảnh báo việc tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 sau này.

  • Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường bao gồm:

    • Nhìn mờ
    • Đói liên tục
    • Khát nước quá mức bình thường, ngay cả sau khi uống nhiều nước
    • Luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu
    • Đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm
    • Rát và ngứa vùng da xung quanh bộ phận sinh dục
    • Tê bàn tay và bàn chân
    • Vết cắt và vết thương lâu lành
    • Sụt cân mặc dù cảm giác ngon miệng vẫn bình thường
  • Phương pháp điều trị Đái tháo đường tuýp 1 bao gồm:

    • Tiêm insulin hàng ngày để duy trì sự sống

     

    Phương pháp điều trị Đái tháo đường tuýp 2 chủ yếu là thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát nồng độ glucô trong máu:

    • Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh: tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol, ăn nhiều trái cây và rau củ, đồng thời theo dõi lượng đường tiêu thụ
    • Tập thể dục thường xuyên
    • Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn để giúp kiểm soát nồng độ glucô trong máu
    • Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm, cũng như nhiễm trùng nướu.
    • Bệnh ở bàn chân như tê, phồng rộp và thậm chí hoại thư, có thể phải cắt cụt bàn chân trong trường hợp nặng.
    • Các bệnh về tim và mạch máu như bệnh mạch vành và đau tim.
    • Bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh thận và sau đó có thể phải lọc máu và ghép thận.
    • Bệnh dây thần kinh như tê và đau ở chân, ngón chân và ngón tay, có thể dẫn đến tình trạng mất hoàn toàn cảm giác ở các chi bị ảnh hưởng.
    • Loãng xương (xương mỏng và yếu).
    • Biến chứng thị lực nghiêm trọng bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và về lâu dài là mù.
  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 14 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    Tìm thấy 14 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả