Đối phó với Sốc Phản vệ ở Trẻ em

Nguồn: Shutterstock

Đối phó với Sốc Phản vệ ở Trẻ em

Cập nhật lần cuối: 11 Tháng Năm 2021 | 4 phút - Thời gian đọc

Đây là những gì bạn cần làm nếu con của bạn bị sốc phản vệ.

Với tư cách là cha mẹ, cách tốt nhất để đối mặt với một tình huống y tế khẩn cấp là trang bị cho mình kiến ​​thức về cách nhận biết các dấu hiệu của một tình trạng khẩn cấp và biết chính xác phải làm gì nếu điều đó xảy ra. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện các bước phù hợp ngay lập tức vì mỗi giây đều quý giá trong tình huống y tế khẩn cấp.

Sốc phản vệ (Anaphylaxis) là một trường hợp y tế khẩn cấp có khả năng gây tử vong có thể xảy ra ở trẻ em. Đây là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng. Sốc phản vệ có thể diễn tiến từ vài giây đến vài giờ, do đó khiến cho thời điểm xảy ra vô cùng khó dự đoán. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu mọi điều bạn cần biết (và cần làm) nếu điều đó xảy ra với con bạn.

Cú sốc nguy hiểm

Các tác nhân dị ứng phổ biến
Không có tác nhân dị ứng cụ thể nào gây ra sốc phản vệ và những trẻ em dễ bị sốc phản vệ có thể có các tác nhân kích hoạt khác nhau. Một số tác nhân dị ứng phổ biến nhất gây sốc phản vệ bao gồm:

  • Thực phẩm như đậu phộng, sữa, trứng và động vật có vỏ.
  • Các vết cắn/chích từ côn trùng như kiến ​​và ong.
  • Thuốc như kháng sinh và thuốc chống động kinh. Một số loại thuốc được biết đến là có khả năng cao hơn gây ra phản ứng phản vệ.
  • Cao su (Latex), thường được tìm thấy trong găng tay, bóng bay và đồ chơi.

Trẻ em có tiền sử gia đình bị sốc phản vệ, hoặc đã được chẩn đoán dị ứng và hen suyễn, có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn. Tuy nhiên, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể bị sốc phản vệ mặc dù không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trước giai đoạn đó.

Quan trọng hơn, sau đây là các triệu chứng sốc phản vệ ở trẻ em mà bạn cần lưu ý. Chúng bao gồm:

  • Khò khè hoặc khó thở
  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc khẩu cái gà (lưỡi gà) (một mảng thịt mềm lủng lẳng phía sau cổ họng)
  • Da ngứa dữ dội
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc kích động

Có thể khó xác định liệu con bạn có đang bị sốc phản vệ hay không ở những bé nhỏ hơn và trẻ sơ sinh. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm thay đổi giọng nói hoặc khàn giọng khi khóc, im lặng một cách khác thường, thở mạnh, phát ban và sưng cổ họng, lưỡi hoặc lưỡi gà.

Câu hỏi lớn hơn là, bạn nên làm gì nếu con mình gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên?

Cú sốc đầu tiên

Nếu bạn nghi ngờ con mình đang bị sốc phản vệ, bước đầu tiên là đưa bé đến Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC) gần nhất ngay lập tức. Đừng chờ đợi với hy vọng các triệu chứng sẽ thuyên giảm, vì con bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tại Trung tâm Chăm sóc Khẩn cấp (UCC), con bạn sẽ được tiêm để giải quyết các triệu chứng của chúng. Mũi tiêm chứa một loại thuốc được gọi là adrenaline giúp đảo ngược các triệu chứng phản vệ. Con bạn cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo chúng không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khác.

Sau cơn sốc phản vệ đầu tiên của con, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ nhi khoa về khả năng xác định chất gây dị ứng gây ra phản ứng phản vệ và thảo luận về kế hoạch chăm sóc khẩn cấp để quản lý các sự cố phản vệ có thể xảy ra trong tương lai.

Các cú sốc sau đó

Bút tiêm EpiPen trong công tác quản lý sốc phản vệ

Cách tốt nhất để ngăn chặn sốc phản vệ tái phát là đảm bảo con bạn tránh xa tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, không bao giờ có thể đảm bảo 100% rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa. Đối với trẻ em đã từng bị sốc phản vệ, một cây bút tiêm EpiPen sẽ được kê đơn. Còn được gọi là bút tiêm adrenaline, EpiPen là liệu pháp đầu tiên trong trường hợp sốc phản vệ và có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai.

Dưới đây là 5 bước quan trọng bạn cần biết để sử dụng EpiPen:

Bước 1: EpiPen được mã hóa màu: xanh dương ở một đầu và cam ở đầu kia. Hướng đầu màu xanh lên trên và đầu màu cam xuống phía đùi. Hãy nhớ, xanh hướng lên bầu trời, cam hướng xuống đùi.

Bước 2: Cầm thiết bị chắc chắn trong tay và tháo nắp an toàn màu xanh dương.

Bước 3: Đặt đầu màu cam của thiết bị vào đùi con bạn.

Bước 4: Ấn mạnh thiết bị vào đùi cho đến khi bạn nghe thấy tiếng tách. Giữ chặt và đếm đến 10.

Bước 5: Lấy EpiPen ra khỏi vị trí đã tiêm và xoa bóp vị trí tiêm thêm 10 giây nữa. Sau khi sử dụng EpiPen, hãy gọi xe cứu thương hoặc đưa con bạn đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức.

Sốc phản vệ là một tình trạng y tế khẩn cấp nghiêm trọng. Nếu con bạn có tiền sử bị sốc phản vệ, hãy đảm bảo thông báo cho các thành viên khác trong gia đình cũng như giáo viên của con để con bạn được chăm sóc ngay lập tức trong trường hợp xảy ra phản ứng phản vệ.

Anaphylaxis in Children. In Cedars Sinai. Retrieved March 21, 2021, from https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions---pediatrics/a/anaphylaxis-in-children.html

Anaphylaxis in Children. In PubMed. Retrieved March 21, 2021, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5052673/

Anaphylaxis in Infants & Children. In American Academy of Pediatrics. Retrieved March 21, 2021, from https://www.healthychildren.org/English/health-issues/injuries-emergencies/Pages/Anaphylaxis.aspx
Bài viết liên quan
Xem tất cả