Hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ bạn mắc phải các tình trạng hô hấp khác cũng như các bệnh liên quan.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính gây ra viêm và sưng đường dẫn khí. Trong một cơn hen suyễn, đường dẫn khí trở nên hẹp, dẫn đến khó thở. Tiếng khò khè đặc trưng trong cơn hen suyễn là kết quả của không khí bị ép đi qua không gian hẹp. Hen suyễn có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, mặc dù nó phổ biến hơn ở trẻ em. Các cơn hen có thể dao động từ nhẹ đến nặng, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ước tính có 235 triệu người trên khắp thế giới bị ảnh hưởng bởi hen suyễn.
Ở Singapore, hen suyễn ảnh hưởng đến khoảng 5% người lớn và 20% trẻ em. Theo Báo cáo Gánh Nặng Bệnh Tật Toàn Cầu của Sáng Kiến Toàn Cầu Về Hen Suyễn (GINA), Singapore là một quốc gia có nguy cơ cao về tử vong do hen suyễn – trong số tất cả các bệnh nhân được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, 67% bị hen suyễn không được điều trị. Trong số đó, không có bệnh nhân nào sử dụng thuốc phòng ngừa. Nhiều bệnh nhân cũng không tái khám hen suyễn định kỳ, và phụ thuộc nhiều vào thuốc uống và ống hít thuốc cắt cơn như Salbutamol cho các cơn hen cấp tính.
Điều gì kích hoạt các cơn hen suyễn?
Các cơn hen suyễn có thể bị kích hoạt bởi cả các yếu tố kích hoạt thể chất và cảm xúc, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
Các dị nguyên chẳng hạn như bọ rệp trong các loại vải gia dụng như ga trải giường, thảm trải sàn, và đồ chơi nhồi bông, lông thú nuôi, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, khói hóa chất, và ô nhiễm không khí.
Không khí lạnh, gắng sức thể chất hoặc tập thể dục.
Các cảm xúc như sợ hãi hoặc giận dữ.
Một số loại thực phẩm và thuốc.
Tại sao điều trị hen suyễn là quan trọng?
Mục tiêu của điều trị hen suyễn là giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây gián đoạn nghỉ ngơi, cuộc sống hàng ngày, công việc hoặc việc học, và các hoạt động khác – đôi khi, triệu chứng này được gọi là gánh nặng của hen suyễn. Trong các trường hợp nặng, hen suyễn có thể gây tử vong.
Hen suyễn được điều trị như thế nào?
Trong khi chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, hen suyễn có thể được kiểm soát tốt bằng các loại thuốc và bằng cách tránh các yếu tố kích hoạt cơn hen đã biết. Hen suyễn là tình trạng bệnh mãn tính, đòi hỏi điều trị dài hạn, được gọi là thuốc phòng ngừa hoặc thuốc kiểm soát cơn hen, loại thuốc này phải được sử dụng hàng ngày. Các bác sĩ thường kê toa thuốc corticosteroid dạng hít để giảm viêm kết hợp với thuốc tác dụng kéo dài giãn phế quản beta2 để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen trong thời gian dài.
Thuốc cắt cơn hay còn gọi là các loại thuốc "giải cứu" được biết đến như thuốc giãn phế quản beta2 tác dụng ngắn có thể cung cấp sự giảm nghẹt tức thì khi xảy ra một cơn hen suyễn. Tuy nhiên, các hướng dẫn mới nhất từ GINA khuyến nghị rằng bất cứ khi nào bệnh nhân dùng ống hít cắt cơn, corticosteroid dạng hít liều thấp cũng nên được dùng. Thuốc corticosteroid dạng hít liều thấp giảm bớt nguy cơ phải dùng thuốc cắt cơn trong tương lai và cải thiện kiểm soát cơn hen suyễn lâu dài.
Ngoài ra, các loại ống hít kết hợp cụ thể có thể được sử dụng như thuốc cắt cơn trong cơn hen suyễn cấp. Tuy nhiên, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng. Trong khi có cả các loại thuốc dạng hít và dạng uống, các loại ống hít thường được khuyến nghị vì chúng đưa thuốc trực tiếp vào phổi.
Những người bị hen suyễn có dễ bị nhiễm bệnh từ các bệnh khác không?
Người bị hen suyễn nên thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, vì hen suyễn được kiểm soát kém có thể khiến họ phải đối mặt với rủi ro cao hơn từ các tình trạng hô hấp khác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đề cập đến một nhóm các bệnh về phổi, bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, vì nó gây ra tổn thương vĩnh viễn cho phổi, gây khó thở.
Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc COPD, và một nghiên cứu đã phát hiện rằng người bị hen suyễn có khả năng được chẩn đoán COPD cao hơn 12,5 lần. Tuy nhiên, những người không còn gặp các triệu chứng không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro phụ nào, nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm soát hen suyễn tốt. Một nghiên cứu gần đây khác đã gọi tên COPD là yếu tố rủi ro lớn nhất của COVID-19 nặng trong số các bệnh nhân nhập viện.
COVID-19 lây nhiễm đường hô hấp, bao gồm mũi, họng, và phổi, có thể gây ra một cơn hen suyễn. Người mắc các tình trạng hô hấp mãn tính sẵn có như hen suyễn dễ bị tấn công bởi các hậu quả bất lợi hơn từ virus, như viêm phổi, và có nhiều khả năng gặp phải triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn hoặc nhập viện do nhiễm COVID-19. Các chuyên gia thúc giục rằng việc tiếp tục dùng các loại thuốc kiểm soát cơn hen hiện có để phòng tránh các cơn hen suyễn là quan trọng, do đó giảm nhu cầu cần được chăm sóc y tế và rủi ro bị phơi nhiễm với COVID-19.
Cúm mùa, tấn công mũi, họng, và phổi, cũng có thể kích hoạt các triệu chứng hoặc cơn hen suyễn. Vì người bị hen suyễn cũng có khả năng cao hơn trong việc gặp phải các biến chứng nghiêm trọng từ cúm, nên việc tiêm vaccine cúm hàng năm để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm bệnh được khuyên thực hiện.
Ung thư phổi, thường liên quan đến hút thuốc lá, có mối liên hệ được chứng minh với hen suyễn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người bị hen suyễn có nguy cơ mắc ung thư phổ cao hơn. Điều này không liên quan đến giới tính, chủng tộc (cả da trắng và da vàng) và việc người đó có hút thuốc hay không.
Viêm phổi, một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, hoặc virus gây ra, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai phổi. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng tương tự hen suyễn. Trong khi không có nguyên nhân trực tiếp, những người bị hen suyễn phải đối diện với rủi ro mắc viêm phổi cao hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng một đợt viêm phổi có thể dẫn đến các lần nhập viện liên quan đến hen suyễn thường xuyên hơn.
Làm thế nào để kiểm soát bệnh hen suyễn của tôi hiệu quả hơn?
Người bệnh được khuyên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp để hiểu rõ tình trạng bệnh của mình hơn, đặc biệt là để nhận thức mức độ nghiêm trọng của bệnh, và để nhận tư vấn y tế phù hợp cho việc điều trị và kiểm soát bệnh dài hạn. Việc tuân theo kế hoạch đã được khuyến nghị để đạt được mục tiêu làm giảm tần xuất và mức độ nặng của các cơn hen suyễn là quan trọng. Đồng thời, bất kỳ đợt khó thở nào cũng nên được coi là cần điều trị khẩn cấp.
Asthma Factsheet. Retrieved on 4 May 2020 from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/asthma (31 August 2017)
Living with Asthma. Retrieved on 4 May 2020 from http://www.aaa.org.sg/asthma/ (n.d.)
Asthma. Retrieved on 4 May 2020 from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/11/asthma. (14 June, 2019.)
Asthma May Raise Risk of COPD, Emphysema. Retrieved on 4 May 2020 from https://www.webmd.com/lung/copd/news/20040712/asthma-may-raise-risk-copd-emphysema#1 (12 July, 2004).
Patients with breathing, lung problems at highest risk with COVID-19: Study. Retrieved on 8 May 2020 from https://www.channelnewsasia.com/news/world/coronavirus-covid-19-study-lung-problems-at-risk-12554006. (19 March 2020)
People with Moderate to Severe Asthma. Retrieved on 4 May 2020 from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/need-extra-precautions/asthma.html (2 April, 2020).
Covid-19 and Asthma: What Patients Need to Know. Retrieved on 4 May 2020 from https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/asthma-library/covid-asthma. (23 April 2020).
Covid-19. Retrieved on 8 May 2020 from https://www.asthmafoundation.org.nz/your-health/covid-19. (27 April 2020)
Asthma Triggers: Flu (Influenza). Retrieved on 4 May 2020 from https://www.aafa.org/influenza-flu-triggers-asthma-complications/. (October 2015).
Qu YL, Liu J, Zhang LX, et al. "Asthma and the risk of lung cancer: a meta-analysis". Retrieved on 6 May 2020 from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5355290/. (n.d.).
What is the link between asthma and pneumonia? Retrieved on 6 May 2020 from https://www.medicalnewstoday.com/articles/325312#difference-between-asthma-and-pneumonia. (29 May, 2019)
Lao, còn được biết đến với cụm từ viết tắt TB, là một bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Hãy cùng tìm hiểu sự nguy hiểm và các phương pháp điều trị lao phổi.
Tiến sĩ Liau Kui Hin giải thích về các khối u nội tiết thần kinh tụy (PNETs) và các phương pháp điều trị mới, hiệu quả cho căn bệnh ung thư không phổ biến này.
Thật dễ để muốn che giấu vài thông tin khi thảo luận về những vấn đề mang tính chất riêng tư cá nhân hơn với bác sĩ. Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, bạn có thể đẩy sức khỏe của mình vào nguy hiểm.