3 Tình Trạng Bệnh Thường Gặp Ở Chân Bạn Nên Biết

Nguồn: Getty Images and Shutterstock

3 Tình Trạng Bệnh Thường Gặp Ở Chân Bạn Nên Biết

Cập nhật lần cuối: 17 Tháng Ba 2022 | 8 phút - Thời gian đọc

Trong phần đầu của loạt bài hai phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài tình trạng bệnh phổ biến ở vùng khớp chi dưới thường gặp, và khám phá nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị.

Bạn có biết các bệnh bong gân, căng cơ bắp, và các cơn đau cơ thể khác là một vài trong số nhiều tình trạng bệnh cơ-xương-khớp mà bác sĩ thường tiếp nhận trong phòng khám? Trong số các tình trạng bệnh cơ-xương-khớp thường gặp nhất là bong gân mắt cá chân, các chấn thương vùng vai, các vấn đề về cổ tay và ngón tay, cũng như đau khớp gối hoặc bàn chân.

Hãy tiếp tục đọc bài viết để hiểu rõ hơn về một vài tình trạng bệnh chi dưới thường gặp mà có thể bạn đã từng gặp phải, cùng với nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp hỗ trợ điều trị.

Viêm Cân Gan Chân (Plantar Fasciitis) (Đau Gót Chân)

Viêm Cân Gan Chân

Đau Gót Chân (hay viêm cân gan chân) xảy ra khi dải mô ở lòng bàn chân, có chức năng kết nối gót chân với các ngón chân (hay còn gọi là cân gan chân) bị viêm. Chứng viêm này là nguyên do của cơn đau bạn cảm nhận. Viêm cân gan chân có thể xuất hiện do gót chân chịu áp lực quá độ, dẫn đến tổn thương mô.

Các Dấu Hiệu và Triệu Chứng

Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm cân gan chân là đau nhói ở gót chân. Cơn đau này thường dữ dội nhất khi bước chân đầu tiên vào buổi sáng, hoặc sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi dài, ví dụ như khi bước ra khỏi xe.

Các Yếu Tố Rủi Ro

Viêm cân gan chân có thể phát triển ở những người có các biểu hiện sau:

  • Có sẵn một vấn đề bệnh lý nào đó liên quan đến bàn chân, như vòm bàn chân quá cao, hoặc cơ bắp chân căng cứng.
  • Bắt đầu tập luyện các hoạt động mới, như đi bộ nhanh và chạy bộ.
  • Tăng cân quá nhanh, hoặc rơi vào tình trạng thừa cân hoặc quá béo phì.
  • Đi giày dép không phù hợp khiến gót chân thiếu nâng đỡ, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động nặng, cường độ cao.

Chẩn Đoán

Để chuẩn đoán chứng viêm cân gan chân, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang bàn chân của bạn. Sự hiện diện của một gai xương gót chân, một mỏm xương ở phía dưới xương gót chân, thường là dấu hiệu của viêm cân gan chân.

Điều Trị

Bác sĩ có thể đề nghị một vài cách khác nhau để quản lý cơn đau từ viêm cân gan chân, hầu hết đều có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

  • Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động gây đau, hoặc hạn chế tần suất vận động có thể để cân gan chân lành lại.
  • Giảm cân: Nếu thừa cân, giảm cân dần dần có thể giúp giảm tác động áp lực lên gót chân.
  • Thuốc giảm đau: Uống một đợt thuốc giảm đau đường uống ngắn hạn, như các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có thể giảm đau tạm thời.
  • Chườm đá: Lăn một lon hoặc chai chứa nước lạnh bên dưới bàn chân trong khoảng 15-20 phút, 3-4 lần mỗi ngày, có thể giúp giảm các triệu chứng.
  • Đi ủng, giày dép có khả năng nâng đỡ tốt: Các loại giày dép có khả năng nâng đỡ gót chân đủ tốt có thể giúp giảm áp lực lên gót chân. Nếu cơn đau vẫn kéo dài ngay cả khi đi trong nhà, mang một đôi dép trong nhà bình thường cũng có thể giúp xoa dịu các triệu chứng.
  • Tập thể dục: Vì viêm cân gan chân có thể trở nặng do cơ bắp chân và cơ bàn chân bị căng cứng, tập kéo giãn (stretching) có thể hỗ trợ giảm đau.

Kéo dãn bắp chân

Đứng nghiêng người về phía trước và chống hai bàn tay duỗi thẳng vào tường. Bước một chân toạc ra trước, chân sau cong khớp gối, cảm nhận sức ép kéo giãn cơ bắp chân khi vào tư thế. Giữ yên tư thế trong 10 giây và thả lỏng. Lặp lại bài tập 20 lần cho mỗi chân.

Kéo dãn cân gan chân

Trong tư thế ngồi, bắt chéo chân bị đau lên trên chân còn lại. Với đầu gối chân bị đau gập lại, nắm lấy các đầu ngón chân ở bàn chân bị đau, kéo giãn từ từ về trên cho đến khi cảm nhận sức kéo dãn ở bắp chân. Bạn cũng có thể tự quấn một chiếc khăn tắm quanh bàn chân bị đau và kéo về phía mình. Giữ yên tư thế kéo dãn trong 10 giây và lặp lại 20 lần cho mỗi chân. Nên thực hiện bài tập này ngay sau khi tỉnh dậy vào buổi sáng, hoặc sau một thời gian dài ngồi yên hoặc nghỉ ngơi.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, khi cơn đau không thuyên giảm bất chấp các phương pháp trị liệu tại nhà, có các phương pháp hỗ trợ điều trị khác có thể được đề cử như tiêm cortisone vào bàn chân, hoặc liệu pháp dùng sóng xung kích (shockwave therapy).

Bong Gân và Căng Cơ Mắt Cá Chân

Bong Gân và Căng Cơ Mắt Cá Chân

Bong gân mắt cá chân xảy ra khi các dây chằng ở mắt cá chân bị kéo căng quá mức dẫn đến rách. Hiện tượng này có thể xảy ra khi mắt cá chân bị lật lại hoặc xoay vặn ở một góc kỳ lạ trong khi đi trên nền đất không bằng phẳng, hoặc khi chúng ta ngã. Tình trạng căng cơ bắp mắt cá chân cũng xảy ra tương tự. Khác nhau ở chỗ bong gân mắt cá chân gây tổn thương đến các dây chằng, trong khi căng cơ gây tổn thương cho cơ hoặc gân. Cả hai tình trạng đều có triệu chứng tương đồng.

Các Dấu Hiệu và Triệu Chứng

Đau nhói vùng mắt cá chân là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có chấn thương. Mắt cá chân bị chấn thương có thể cũng sẽ sưng lên và đau khi chạm vào. Sau khi xảy ra chấn thương, khả năng vận động của mắt cá chân có thể bị hạn chế và bạn có thể cảm thấy không vững vàng khi bước đi.

Những Yếu Tố Rủi Ro

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro bong gân và căng cơ mắt cá chân phổ biến bao gồm:

  • Không khởi động kỹ trước khi bắt đầu luyện tập mạnh
  • Đi giày dép không phù hợp, như mang giày gót thấp không hỗ trợ đủ tốt cho mắt cá chân thay cho các đôi giày thể thao chuyên dụng thiết kế để hỗ trợ khi tham gia các môn thể thao như bóng rổ.
  • Thừa cân, vì phần cân nặng quá mức gây áp lực lên các khớp khi đi bộ, chạy, hoặc nhảy.

Chẩn Đoán

Bác sĩ sẽ khởi đầu bằng việc kiểm tra nhẹ nhàng vùng mắt cá bị chấn thương để kiểm tra mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ cũng sẽ xoay nhẹ mắt cá chân để xác định vị trí chấn thương và điểm đau. Nếu cần thiết, có thể cần chụp X-quang mắt cá chân để chắc chắn không rạn xương.

Sau khi tiến hành các kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bong gân dựa trên mức độ tổn thương của dây chằng. Bong gân mắt cá chân cấp 1 (Grade 1) gây tổn thương nhẹ, trong khi bong gân mắt cá chân cấp 3 (Grade 3) có thể gây mất ổn định vĩnh viễn. Nhận biết cấp độ bong gân mắt cá chân giúp xác định phương thức điều trị cần thiết.

Điều Trị

Trong các trường hợp bong gân mức độ nhẹ hơn, bác sĩ thường đề nghị áp dụng phương pháp RICE tại nhà trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi xảy ra chấn thương.

  • Rest (Nghỉ ngơi) – Để mắt cá chân nghỉ ngơi nhằm giúp giảm viêm và để các dây chằng lành lại. Có thể cần đến nạng chống nếu mắt cá chân bị chấn thương quá nặng và không chịu được trọng lượng của cơ thể.
  • Ice (Chườm đá) – Chườm đá lạnh lên mắt cá trong khoảng 10-15 phút, 3 lần mỗi ngày, có thể hỗ trợ giảm viêm và sưng.
  • Compression (Băng ép) – Có thể băng vết thương để hạn chế cử động của mắt cá, giúp nâng đỡ khớp. Trong các trường hợp bong gân nghiêm trọng, một thanh nẹp để bất động khớp mắt cá chân dưới dạng ủng cố định hoặc nẹp chân toàn phần có thể được đề nghị.
  • Elevation (Nâng cao) – Nâng cao mắt cá bị tổn thương cao hơn mức tim trong khi nghỉ ngơi có thể giúp giảm sưng.
  • Thuốc – Có thể sẽ có kê đơn cho thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) và các thuốc giảm đau để giảm viêm và hỗ trợ giảm đau.

Nói chung, thời gian hồi phục sau khi bong gân mắt cá có thể kéo dài từ 3 tuần đến 6 tháng. Sau khi vết bong gân mắt cá lành lại, có thể đề nghị một liệu trình vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh của mắt cá chân và phòng ngừa khả năng tái phát chấn thương. Phẫu thuật ít phổ biến và thường được áp dụng cho các bệnh nhân mắc chứng mất ổn định mắt cá chân kéo dài và không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn.

Viêm Khớp Gối (Osteoarthritis)

Viêm Khớp Gối

Viêm khớp (Osteoarthritis) là một căn bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở bàn tay, hông, và các khớp gối. Viêm khớp gối thường bắt nguồn từ sự hao mòn hoặc thoái hóa của phần sụn trong khớp gối, và có thể gây đau khớp gối khi mất đi lớp bảo vệ tự nhiên này.

Các Dấu Hiệu và Triệu Chứng

Đầu gối có thể bị sưng viêm và cứng. Bạn sẽ cảm thấy đau khi tham gia vào các hoạt động thể chất bình thường, như đi bộ hay leo cầu thang. Khớp gối có thể kêu cót két, đôi khi phát ra tiếng lục cục. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể ngăn bạn tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày.

Các Yếu Tố Rủi Ro

Rủi ro mắc bệnh viêm khớp gối tăng cao nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tuổi cao, có viêm khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi
  • Thừa cân, vì cân nặng quá mức gây áp lực gia tăng lên các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như các khớp gối.
  • Gây áp lực nhiều lên các khớp gối bằng cách thường xuyên tham gia vào các vận động hay môn thể thao đặc thù như bóng đá và chạy bộ.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp gối một cách nhẹ nhàng để tìm các điểm đau. Tầm chuyển động, khả năng gập duỗi của đầu gối cũng có thể được kiểm tra. Nếu cần thiết, sẽ tiến hành chụp X-quang. Các kiểm tra khác, như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng có thể được đề nghị nhằm xác định tình trạng của khớp gối chi tiết hơn.

Điều Trị

Các phương pháp điều trị sau đây có thể được kê toa cho bệnh nhân viêm khớp gối:

  • Thay đổi hoạt động
    Hạn chế các hoạt động gây đau, như leo thang. Bạn cũng có thể được yêu cầu giảm các hoạt động hay môn thể thao nặng, như chạy bộ hoặc quần vợt, và chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng hơn như bơi lội hoặc đạp xe.
  • Giảm cân
    Giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là nếu bạn đang thừa cân
  • Vật lý trị liệu
    Bác sĩ có thể đề nghị cho bạn một chương trình vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp quanh khớp gối và ở chân. Cách khác là, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng các bài tập thể dục nhẹ nhàng cho khớp gối như căng cơ bắp chân (calf stretches), căng cơ gân kheo (hamstring stretches) và bài tập nâng gót sang hai bên (side heel raises) có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ ở khớp gối và giữ được sự vận động tổng thể của khớp.
  • Giảm đau
    Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) để giảm đau.
  • Dụng cụ hỗ trợ khi đi bộ
    Các dụng cụ hỗ trợ như miếng lót giày, thanh nẹp, băng ép, nạng, và gậy có thể giúp giảm áp lực lên đầu gối bị ảnh hưởng. Dụng cụ hỗ trợ đi bộ nên được lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của bệnh nhân.
  • Tiêm
    Tiêm corticosteroid vào khớp có thể hỗ trợ giảm đau trong khoảng thời gian ngắn hạn. Giải pháp khác là tiêm hyaluronate vào khớp gối trong một liệu trình gọi là viscosupplementation, phương pháp này có tác dụng bôi trơn khớp gối nhằm hỗ trợ vận động và giảm đau.
  • Phẫu thuật
    Phẫu thuật như thay khớp gối (knee arthroplasty), có thể được đề nghị trong các trường hợp nặng của viêm khớp, hoặc khi cơn đau từ căn bệnh đã có tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
American Family Physician. (2002). How to care for your ankle sprain. Am Fam Physician, 66(8), 1517–1518.

Ansorge, R. (2020, August 28). Heel Spurs and Plantar Fasciitis. WebMD. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.webmd.com/pain-management/heel-spurs-pain-causes-symptoms-treatments.

Centers for Disease Control and Prevention. (2020, July 27). Osteoarthritis (OA). Centers for Disease Control and Prevention. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.cdc.gov/arthritis/basics/osteoarthritis.htm.

Haddad, S. L. (2016, February). Sprained Ankle. OrthoInfo. Retrieved on 22/2/2022 from https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/sprained-ankle/.

Holland, K. (2017, March 20). Is It a Sprain or a Strain? Tips for Identification. Healthline. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.healthline.com/health/sprain-vs-strain.

Lindberg, S. (2021, March 11). How long does it take for a sprained ankle to heal? Healthline. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.healthline.com/health/how-long-does-it-take-for-a-sprained-ankle-to-heal.

Liow, Y., Wang, W., & Loh, V. (2017). Outpatient management of knee osteoarthritis. Singapore Medical Journal, 58(10), 580–584. https://doi.org/10.11622/smedj.2017097

Mayo Foundation for Medical Education and Research. (2019, December 11). Plantar fasciitis. Mayo Clinic. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/plantar-fasciitis/symptoms-causes/syc-20354846.

Mayo Foundation for Medical Education and Research. (2021, April 27). Sprained ankle. Mayo Clinic. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sprained-ankle/symptoms-causes/syc-20353225.

Orenstein, B. W. (2018, November 26). 8 Assistive Devices for People With Knee Osteoarthritis. Everyday Health. https://www.everydayhealth.com/hs/osteoarthritis/knee-osteoarthritis-assistive-devices/.

Trojian, T., & Tucker, A. K. (2019, June 15). Plantar Fasciitis. American family physician, 99(12), 744–750.

Vandever, L. (2019, March 7). Easy exercises for knee arthritis. Healthline. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/easy-excercises-knee.

Wheeler, T. (2020, February 18). Knee Osteoarthritis Exercises. WebMD. Retrieved on 22/2/2022 from https://www.webmd.com/osteoarthritis/ss/slideshow-knee-exercises.
Bài viết liên quan
Xem tất cả