Tại Sao Bạn Nên Tiêm Phòng Vắc-xin Cúm?

Nguồn: Shutterstock

Tại Sao Bạn Nên Tiêm Phòng Vắc-xin Cúm?

Cập nhật lần cuối: 11 Tháng Sáu 2020 | 5 phút - Thời gian đọc

Mỗi năm, virus cúm gây ra từ 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, và đây là lý do tại sao bạn nên tiêm phòng vắc-xin cúm.

Cúm Là Gì?

Influenza, thường được biết đến với tên gọi cúm, là một bệnh về hô hấp gây ra do virus cúm. Có 3 loại virus cúm: influenza A, B, và C. Influenza A và B có thể gây ra tình trạng bệnh nghiêm trọng và tử vong, và có thể dẫn đến dịch bệnh, trong khi influenza C chỉ gây ra các nhiễm trùng nhẹ và thường không gây ra dịch bệnh.

Virus cúm có thể lây nhiễm vào mũi, họng, và phổi, có khả năng gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, và thậm chí các vấn đề về tim. Trong trường hợp nặng, cúm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Triệu Chứng Cúm Là Gì?

Triệu chứng cúm

Người mắc bệnh cúm thường trải qua các triệu chứng sau: sốt, ớn lạnh, nhức mỏi người, ho dai dẳng, nhức đầu, đau họng, nghẹt mũi, và mệt mỏi. Mặc dù phổ biến ở trẻ em hơn người lớn, một số người thậm chí có thể trải qua tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.

Cúm thường tự khỏi sau 1-2 tuần và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn thuộc nhóm rủi ro cao có thể gặp các biến chứng. Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất và có thể gây tử vong.

Ai Dễ Bị Cúm Hơn?

Các yếu tố có thể làm tăng rủi ro nhiễm cúm hoặc biến chứng đi kèm:

  • Độ tuổi. Trẻ em (từ 12 tháng tuổi trở xuống) và người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)
  • Điều kiện sống/làm việc. Người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường gần gũi với người khác.
  • Hệ miễn dịch suy yếu. Những người dùng thuốc ức chế thải ghép, đang trải qua quá trình cấy ghép tạng, điều trị ung thư, hoặc mắc HIV/AIDS có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị lây nhiễm virus cúm hơn và dễ phát triển các biến chứng.
  • Các tình trạng bệnh lý mãn tính: Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, tổn thương đường thở, bệnh tim, gan, thận, hoặc máu.
  • Thai kỳ. Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ sau sinh trong thời gian 2 tuần đầu.

Cúm Lây Lan Như Thế Nào?

Virus cúm chủ yếu lây lan qua các giọt nước li ti khi một người nhiễm bệnh nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi, và người khác hít phải các virus đó. Cúm cũng có thể lây lan một cách gián tiếp khi một người chạm vào một bề mặt hoặc đồ vật có virus cúm trên đó, và sau đó chạm lên mũi hoặc miệng mình. Một người có thể bị nhiễm cúm nếu dùng chung thức ăn với người nhiễm virus mà không dùng muỗng múc riêng.

Nếu bạn bị cúm, bạn nên ở nhà để hồi phục, nhằm tránh lây virus sang người khác. Việc giảm thiểu tiếp xúc trực diện với người khác và đeo khẩu trang là rất quan trọng để ngăn chặn lây lan cúm.

Gánh Nặng Bệnh Cúm

Trên toàn thế giới, theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm, dịch bệnh cúm dẫn tới khoảng 3 - 5 triệu ca bệnh nặng, và khoảng 290,000 - 650,000 ca tử vong.

Tại Singapore, mỗi năm ước tính có khoảng 630,000 ca nhiễm cúm, dẫn đến khoảng 520,000 lượt khám bệnh, và khoảng 315,000 ngày nghỉ làm. Mỗi năm, khoảng 4,200 người cao tuổi nhập viện do cúm và viêm phổi, dẫn đến 1,450 ca tử vong.

Làm Thế Nào Để Trị Cúm?

Điều trị cúm

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể hỗ trợ bảo vệ bạn khỏi các biến chứng cúm. Nếu đang cảm thấy không khỏe với một vài hoặc tất cả các triệu chứng kể trên, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 tiếng, để xác nhận chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lâm sàng, tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng cúm, và có thể yêu cầu thực hiện một xét nghiệm như que lấy mẫu dịch mũi để phát hiện virus cúm.

Các loại thuốc điều trị cúm kháng virus đã sẵn sàng để trị cúm bằng cách làm giảm quá trình tái tạo của virus. Điều này có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian bệnh và giảm thiểu rủi ro các biến chứng. Thuốc kháng virus hiệu quả nhất khi được bắt đầu uống trong vòng 2 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.

Thuốc kháng virus không phải là một sự thay thế cho tiêm phòng cúm. Tiêm phòng vắc-xin cúm vẫn là cách tốt nhất để phòng ngừa bản thân và những người yêu thương khỏi virus cúm.

Tại Sao Bạn Nên Tiêm Phòng Vắc-xin Cúm?

Tiêm vắc-xin cúm là cách thức hiệu quả để bảo vệ bản thân và những người yêu thương khỏi bệnh cúm và các biến chứng đi kèm. Các nghiên cứu cho thấy tiêm phòng vắc-xin cúm làm giảm rủi ro mắc bệnh cúm từ 40-60% trong dân số nhìn chung suốt các mùa khi hầu hết các loại virus đang truyền nhiễm trùng khớp với vắc-xin cúm.

Điều quan trọng là phải tiêm phòng mỗi năm bởi vì virus cúm đột biến nhanh chóng, và vắc-xin của năm ngoái có thể không bảo vệ bạn khỏi các chủng mới xuất hiện năm nay. Ngoài ra, khi tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để bảo vệ bạn khỏi virus. Tuy nhiên, hàm lượng kháng thể có thể bị suy giảm theo thời gian nên việc đi tiêm phòng thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể được bảo vệ bền vững.

Lợi ích của tiêm phòng vắc-xin cúm bao gồm:

  • Các triệu chứng nhẹ nhàng hơn nếu bạn mắc phải bệnh cúm
  • Rủi ro biến chứng liên quan đến cúm và tỷ lệ nhập viện thấp hơn
  • Bảo vệ những người trong cộng đồng không thể tiêm phòng vắc-xin

Các Tác Dụng Phụ Của Tiêm Phòng Vắc-xin Cúm Là Gì?

Các tác dụng phụ thường gặp của vắc-xin cúm là triệu chứng sốt nhẹ, tình trạng sưng, đau nhức, hoặc ửng đỏ vị trí tiêm, và đau nhức cơ thể.

Ai Không Nên Tiêm Phòng Vắc-xin Cúm?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc-xin cúm nếu bạn:

  • Đã từng phản ứng xấu với vắc-xin cúm trong quá khứ
  • Có tiền sử dị ứng với trứng hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc-xin
  • Hiện tại đang mắc các bệnh sốt cao hoặc không khỏe trong người
  • Đang hoặc đã từng mắc Hội Chứng Guillain-Barré (GBS). GBS là một tình trạng bệnh hiếm gặp khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công dây thần kinh ngoại vi. Mặc dù rất hiếm gặp, vắc-xin cúm có thể kích hoạt hội chứng GBS.

Làm Thế Nào Bạn Có Thể Kiểm Soát Sự Lây Lan Của Cúm?

Ngăn ngừa lây lan cúm

Vắc-xin cúm không hiệu quả 100%. Bên cạnh việc tiêm phòng vắc-xin, điều quan trọng là lồng ghép các biện pháp sau đây vào thói quen hàng ngày để giảm thiểu sự lây lan nhiễm trùng:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ. Việc rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng là cực kỳ quan trọng. Hoặc, bạn có thể sử dụng dung dịch rửa tay có thành phần chứa cồn.
  • Che miệng và mũi. Hạn chế lây lan hắt hơi và ho bằng cách che miệng và mũi với khăn giấy.
  • Tránh tụ tập đông người. Virus cúm lây lan nhanh chóng khi mọi người tụ tập tại không gian kín như phương tiện giao thông công cộng, trường học, và hội trường, vì vậy tránh tụ tập đông người có thể làm giảm cơ hội nhiễm bệnh.
  • Thực hành các thói quen tốt cho sức khỏe. Nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, và kiểm soát stress.
DerSarkissian, C. (2019, August 7). Different Types of Flu: Influenza A, B, C and more. Retrieved May 22, 2020, from https://www.webmd.com/cold-and-flu/advanced-reading-types-of-flu-viruses#1

Flu shot: Your best bet for avoiding influenza. (2019, September 12). Retrieved May 22, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/in-depth/flu-shots/art-20048000

Influenza. (n.d.). Retrieved May 22, 2020, from https://www.moh.gov.sg/diseases-updates/influenza

Influenza. (2019, December 2). Retrieved May 22, 2020, from https://www.healthhub.sg/a-z/diseases-and-conditions/103/topics_influenza

Influenza (flu). (2019, October 4). Retrieved May 22, 2020, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719

Influenza (Seasonal). (2018, November 6). Retrieved May 22, 2020, from https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/influenza-(seasonal)

Ng, T. P., Pwee, K. H., Niti, M., & Goh, L. G. (2002, March 31). Influenza in Singapore: Assessing the Burden of Illness in the Community. Retrieved May 22, 2020, from https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11957555/

Paget, J., Spreeuwenberg, P., Charu, V., Taylor, R. J., Iuliano, A. D., Bresee, J., … Viboud, C. (2019, October 22). Global mortality associated with seasonal influenza epidemics: New burden estimates and predictors from the GLaMOR Project. Retrieved May 22, 2020, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6815659/

Seladi-Schulman, J. (2018, June 25). What Are the Pros and Cons of the Flu Shot? Retrieved May 22, 2020, from https://www.healthline.com/health/flu-shot-pros-and-cons

Seladi-Schulman, J. (2018, June 25). What Are the Pros and Cons of the Flu Shot? Retrieved May 22, 2020, from https://www.healthline.com/health/flu-shot-pros-and-cons#takeaway

Vaccine Effectiveness: How Well Do the Flu Vaccines Work? (2020, January 3). Retrieved May 22, 2020, from https://www.cdc.gov/flu/vaccines-work/vaccineeffect.htm
Bài viết liên quan
Xem tất cả