-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Bạn có biết rằng gout là dạng phổ biến nhất của tình trạng viêm khớp (viêm khớp do viêm nhiễm)?
Các nghiên cứu vào năm 2012 ước tính rằng tỷ lệ mắc bệnh gout tại Singapore chiếm khoảng 4.1% dân số địa phương. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 40, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ trong những năm sau tuổi mãn kinh của họ, do mức oestrogen giảm.
Bệnh gút được gây ra bởi sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp, gây đau, viêm nhiễm và sưng. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp chi dưới, chẳng hạn như khớp của một trong các ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như các khớp ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hay khuỷu tay, và ít phổ biến hơn, các khớp ở các ngón tay và bàn tay.
Bạn có thể bị bệnh gout nếu trải qua các triệu chứng tái phát như:
Bệnh gút thường được xem là một căn bệnh ảnh hưởng đến các cá nhân thường tiêu thụ một chế độ ăn uống giàu thịt và rượu.
Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố rủi ro đối với bệnh gout. Các yếu tố này bao gồm có tiền sử mắc bệnh gút trong gia đình, dùng một số loại thuốc, và mắc phải các tình trạng bệnh lý khác. Bên cạnh thịt và rượu, các thực phẩm như một số loại hải sản, và việc tiêu thụ đồ uống ngọt và các thực phẩm chứa fructose cũng được liên kết với gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Các yếu tố rủi ro của bệnh gout có thể được phân loại thành 2 nhóm chính: các rủi ro có thể thay đổi (bằng cách kiểm soát), và các nhân tố không thể thay đổi (không thể tránh khỏi).
Các yếu tố rủi ro không thể thay đổi | Các yếu tố rủi ro có thể thay đổi |
---|---|
• Giới tính nam • Tăng tuổi • Tiền sử mắc bệnh trong gia đình • Chủng tộc • Gen di truyền • Mãn kinh |
• Chế độ ăn uống • Thuốc • Quản lý các chứng bệnh tiềm ẩn |
Hãy xem xét chi tiết hơn một vài yếu tố rủi ro phổ biến có thể được kiểm soát.
Axit uric được sinh ra khi cơ thể chúng ta phân tách các hợp chất purine. Các bệnh nhân mắc phải bệnh gout nên kiểm soát việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa các mức purine từ trung bình đến cao.
Việc áp dụng một chế độ ăn uống giàu thịt đỏ, hải sản, bia, rượu mạnh, và các đồ uống chứa đường, đặc biệt là những đồ uống có hàm lượng fructose cao, có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Các thực phẩm có mức purine rất cao bao gồm:
Các thực phẩm có mức purine trung bình bao gồm:
Một vài loại thuốc như thuốc lợi tiểu, được sử dụng để điều trị cao huyết áp và bệnh tim, có thể gia tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng bệnh gout.
Các loại thuốc khác có liên kết với gia tăng nguy cơ bị gout bao gồm các loại thuốc kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như ACE-inhibitors (thuốc ức chế men chuyển angiotensin), angiotensin-receptor blockers (thuốc ức chế thụ thể angiotensin - ngoại trừ Losartan), và beta-blockers (thuốc chẹn beta).
Các tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến bệnh gout bao gồm:
Nhiều bệnh nhân có mức axit uric trong máu cao có thể không bao giờ mắc bệnh gout lâm sàng. Việc có chỉ số axit uric trong máu cao cũng liên kết với các tình trạng bệnh khác như hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận và bệnh tim mạch.
Điều quan trọng là phải xem xét lại các nguyên nhân cùng với bác sĩ của bạn để xác định các yếu tố rủi ro và chủ động thực hiện các bước nhằm giải quyết chúng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.
Bệnh gout cấp tính thông thường xuất hiện dưới dạng sưng và đau đột ngột ở một khớp. Mục đích chính của quá trình điều trị là giảm tình trạng viêm cấp tính.
Trong trường hợp bùng phát cơn gút, bác sĩ thường sẽ khuyên bệnh nhân để khớp được nghỉ ngơi và giới hạn các hoạt động thể chất, cũng như kê đơn một số loại thuốc như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và colchicine.
Đối với các bệnh nhân không thể dung nạp những loại thuốc này, thuốc steroid có thể được kê đơn để giảm bớt tình trạng viêm. Một vài bệnh nhân có thể yêu cầu sử dụng phương pháp tiêm steroid (tiêm steroid giữa các khớp) để hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm.
Hầu hết thời gian, bệnh gout được chuẩn đoán về mặt lâm sàng, và bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số axit uric. Trong một vài trường hợp, chất dịch có thể được rút ra khỏi khớp bằng kim (chọc hút dịch khớp) để loại trừ các nguyên nhân khác gây sưng khớp.
Dưới đây là một cái nhìn chi tiết hơn về một vài phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh gout và tác dụng của chúng:
Cách thức tác động: Tác động chống viêm nhiễm, được sử dụng thông dụng trong điều trị bệnh gout và các tình trạng viêm nhiễm khác.
Các tác dụng phụ thông thường: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Liều lượng/tần suất sử dụng: Liều thông thường là các viên nang 0.6mg, uống 3 lần mỗi ngày (tùy thuộc vào các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn).
Cách thức tác động: Làm giảm tình trạng viêm nhiễm thông qua việc ức chế một loại enzyme có tên gọi COX (cyclooxygenase).
Các tác dụng phụ thông thường: Khó chịu ở dạ dày. Được sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, thận, và tim.
Liều lượng/tần suất sử dụng: Uống từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Cách thức tác động: Làm giảm tình trạng viêm nhiễm và giảm hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể.
Các tác dụng phụ thông thường: Khó chịu dạ dày. Tần suất dùng cao và nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ về hệ thống như tăng cân, tăng huyết áp, đường huyết tăng cao, da mỏng dần, và xương yếu đi.
Liều lượng/tần suất sử dụng: Cần được hướng dẫn bởi bác sĩ.
Trái với niềm tin của nhiều người, các loại thuốc kê đơn hàng ngày bởi bác sĩ an toàn cho việc sử dụng dài hạn và nên được uống đúng theo hướng dẫn. Bệnh gout nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều tác hại hơn, đặc biệt là nếu các biến chứng kinh niên dài hạn phát triển, chẳng hạn như sỏi thận và bệnh thận.
Nếu không được điều trị theo thời gian, các cơn gút tái phát có thể trở nên khó kiểm soát hơn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn trong cơ thể với thời gian đau và sưng kéo dài hơn. Bệnh thậm chí có thể gây ra tổn thương khớp liên tục.
Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố rủi ro như độ tuổi của bạn, lượng axit uric trong máu, và các tình trạng bệnh lý khác (như bệnh thận, huyết áp cao, bệnh tim mạch) trước khi đề xuất phương án điều trị.
Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc allopurinol, giúp giảm quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể. Các loại thuốc khác được dùng trong việc quản lý bệnh gout dài hạn là thuốc febuxostat và thuốc probenecid. Febuxostat cũng tác động bằng cách giảm quá trình sản xuất axit uric trong cơ thể, trong khi probenecid làm tăng sự bài tiết axit uric trong nước tiểu. Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đã được chứng nhận, các loại thuốc này an toàn để sử dụng lâu dài.
Khi mới bắt đầu sử dụng các loại thuốc này, bác sĩ có thể xem xét lại tình trạng sức khỏe của bạn thường xuyên hơn – cứ sau một vài tuần một lần - nhằm kiểm tra xem có khả năng dị ứng hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào hay không, và có thể yêu cầu làm xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng của bạn.
Chỉ dẫn dành cho việc bắt đầu sử dụng thuốc hàng ngày điều trị bệnh gout (liệu pháp điều trị làm giảm urate) bao gồm:
Các lựa chọn điều trị khác cho bệnh gout kinh niên bao gồm thuốc pegloticase, hỗ trợ tách nhỏ các axit uric trong cơ thể đến một trạng thái có thể được bài tiết trong nước tiểu. Thuốc có thể được dùng cho các bệnh nhân không thể dung nạp hoặc không có phản ứng với các liệu pháp thông dụng hơn, và được sử dụng trong bối cảnh chăm sóc y tế dưới dạng truyền dịch (infusion medication), uống một lần mỗi 2 tuần. Loại thuốc này không phù hợp với các bệnh nhân mắc chứng thiếu hụt men G6PD.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh gout, hoặc lo lắng về nguy cơ mắc bệnh gout, hãy truy cập trang mạng của chúng tôi hoặc trao đổi với một bác sĩ đa khoa tại một phòng khám y tế Parkway Shenton gần bạn nhất.