-
-
Khu vực chăm sóc và điều trị
Nguồn: Shutterstock
Mạng nhện, những ngọn nến nổi bập bềnh lập lòe, và các chân dung kỳ dị thời Victoria - Halloween hầu như luôn luôn báo hiệu những cuộc chạm trán ma quái và các tiếng thét vì bất ngờ không thể kiểm soát. Bạn có thể thích mê sự tiết adrenaline ở các nhà ma và các bộ phim kinh dị, tuy nhiên đây là phần thú vị thật sự: Tự mang đến cho mình một nỗi sợ hãi là việc ẩn chứa sau nó nhiều lợi ích sức khỏe!
Khi bạn ở trong một tình huống căng thẳng, và cảm nhận tim đập thình thịch, lòng bàn tay đổ mồ hôi, và bắt đầu tìm kiếm lối thoát, đó là cơ thể đang khởi động phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy (fight-or-flight response), được kích hoạt bởi hormone adrenaline. Trong vài phút khi rơi vào tình huống căng thẳng, adrenaline được bài tiết vào máu, gửi tín hiệu cho các cơ quan tạo ra một phản ứng cụ thể.
Các phản ứng được kích hoạt bởi adrenaline bao gồm:
Khi chúng ta biết rằng căng thẳng quá mức là có hại, một lượng căng thẳng tốt tác động đến cơ thể thực sự có thể lành mạnh.
Bạn có thể nhận thấy rằng một tiếng "ú òa!" nho nhỏ cũng khiến tim bạn đập nhanh hơn. Khi bị giật mình bất ngờ, não cảm nhận nó như một tín hiệu căng thẳng, và tiến hành đưa cơ thể vào trạng thái chống trả hoặc bỏ chạy, làm hoạt hóa tuyến thượng thận bài tiết adrenaline.
Tuy nhiên, bởi vì chúng ta hiểu rằng các nỗi sợ Halloween này là an toàn, sự căng thẳng không kéo dài lâu. Sự tăng đột ngột về lượng adrenaline, theo sau đó là sự giảm nhẹ hóa chất này thực sự báo hiệu các cơ trong cơ thể thư giãn. Cảm giác này gửi một cơn lũ các tế bào máu giàu oxy chảy khắp người, và báo hiệu não bộ bắt đầu bài tiết các chất endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh khiến bạn cảm thấy dễ chịu.
Từ lâu, nhiều người đã khẳng định rằng căng thẳng mãn tính có hại cho sức khỏe miễn dịch tổng thể. Tuy nhiên, các đợt stress nhanh thực sự có thể hoạt động nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Giống với việc tập thể dục đều đặn (đây là một dạng stress vừa phải, ngắn hạn đến cơ thể), cho phép adrenaline thâm nhập vào hệ thống trong các đợt ngắn có giai đoạn phục hồi có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch tổng thể. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giảm bớt các lần ốm đau ốm yếu trong tương lai, và sẽ có nhiều thời gian hơn cho những chuyến phiêu lưu!
Một chút căng thẳng (sự sợ hãi, trong trường hợp này) báo hiệu cho cơ thể bạn rằng nó cần tăng cường một vài cơ chế chống oxy hóa, và cần hoạt động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống lại các gốc tự do. Sự căng thẳng ngắn hạn này có thể mang lại sự cải thiện sức khỏe miễn dịch khi được tiết ra ở một lượng nhỏ.
Trong thời điểm bạn bị cảm giác sợ hãi xâm chiếm, norepinephrine được tiết ra từ các tuyến thượng thận (cùng với adrenaline và cortisol).
Hormone này làm tăng tính tỉnh táo và sự nhận thức, khiến bạn sắc bén hơn trong suốt giai đoạn căng thẳng. Tất cả là một phần của kế hoạch nhằm chuẩn bị cho cơ thể để phản ứng với nỗi sợ hãi hoặc tháo chạy hoàn toàn.
Norepinephrine có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của bạn. Lượng thấp của loại hormone này có liên hệ với các tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, và huyết áp rất thấp.
Nếu bạn có tình trạng rơi vào một trong những nhóm này, một nỗi sợ hãi ngắn hạn có thể làm giảm nhẹ tình trạng bệnh lý một chút!
Việc bạn thử đến các nhà ma hoặc xem các bộ phim kinh dị một mình là điều khó xảy ra (trừ khi bạn muốn tự mình thưởng thức tất cả cảm giác hồi hộp). Một liều nhỏ liệu pháp gây sốc là một cách hay để kết nối với bạn bè và gia đình.
Khi chúng ta sợ hãi, chúng ta bài tiết hormone kết nối oxytocin, giúp chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với những người ở bên cạnh.
Cũng được biết đến với cái tên hormone tình yêu, oxytocin có liên hệ với sự đồng cảm, tin tưởng, hoạt động tình dục, và xây dựng mối quan hệ. Oxytocin cũng có thể mang đến lợi ích trong việc điều trị một số tình trạng bệnh lý, bao gồm trầm cảm, lo âu, và các vấn đề về đường ruột. Thực tế là một nghiên cứu về oxytocin tiết lộ rằng loại hormone này đóng góp vào sự thư giãn và ổn định tâm lý.
Vì thế nếu như bạn đang dự tính thử đến một nhà ma, hãy rủ một nhóm bạn bè cùng đến!
NHƯNG - Sự sợ hãi có thể nguy hiểm, đặc biệt nếu kéo dài liên tục hoặc quá mức.
Khi bạn trải nghiệm nỗi sợ hãi và lo âu, cơ thể khởi động phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy (fight-or-flight response). Phản ứng này kích hoạt một số thay đổi nhất định như tăng tốc độ thở và nhịp tim, các mạch máu ngoại vi co thắt lại trong khi các mạch máu chủ yếu dãn ra, và các cơ bắp co thắt.
Tất cả những thay đổi này là thiết yếu để giữ chúng ta sống sót khi đang ở trong một tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, các giai đoạn kéo dài của các phản ứng này gây áp lực lên cơ thể và dẫn đến một số hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Sống với nỗi sợ hãi kéo dài ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe:
Thông thường, khi mối đe dọa được cảm nhận đã qua đi, mức độ hormone căng thẳng – adrenaline và cortisol – sẽ trở lại bình thường. Tim mạch và huyết áp sẽ ổn định, các hệ thống khác sẽ hoạt động trở lại theo quy trình thông thường.
Tuy nhiên, khi bạn ở trong trạng thái sợ hãi, căng thẳng nhiều lần mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều lần mỗi tuần, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cơ thể và tâm trí. Trong môi trường căng thẳng liên tục này, cơ thể chúng ta thường xuyên ở trong trạng thái chủ động chiến đấu hoặc bỏ chạy. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vì trọng tâm chức năng của cơ thể bị chuyển ra khỏi hệ thống miễn dịch và tiêu hóa, dẫn đến hệ thống miễn dịch suy yếu, các vấn đề về tiêu hóa, và tim hoạt động quá sức.
Khi tình trạng này xảy ra liên tục và adrenaline ở mức dư thừa, không được sử dụng vào mục đích thực tế, thì hệ quả là một hệ miễn dịch suy yếu, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tim mạch, thậm chí gây tổn thương DNA.
Tổn thương DNA do căng thẳng có thể dẫn đến lão hóa sớm, thúc đẩy sự phát triển của khối u, sẩy thai ở phụ nữ và các tình trạng tâm thần, trầm cảm và lo lắng tồi tệ hơn – đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai và người cao tuổi được khuyến khích tránh đi tàu lượn siêu tốc hoặc vào các nhà ma.
Việc sản xuất cortisol kéo dài do căng thẳng kinh niên được cho là đóng một vai trò trong một loạt các bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, loãng xương và bệnh tim.
Như đã đề cập ở trên, khi bạn gặp tình huống căng thẳng, các hormone căng thẳng tràn ngập trong máu của bạn, hay còn được gọi là phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Các tác động bao gồm tăng nhịp tim, huyết áp và căng cơ – những phản ứng này ngăn cơ tim thư giãn và cung cấp đủ máu cho cơ thể, nhằm giúp bạn phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nếu chúng ta gặp mối đe dọa hoặc nguy hiểm thực sự, thì hormone căng thẳng giúp thúc đẩy cơ thể sẵn sàng chiến đấu với kẻ tấn công hoặc chạy trốn đến nơi an toàn. Tuy nhiên, khi chúng ta kích hoạt phản ứng này trong những lúc không có nguy hiểm thực sự (chẳng hạn như những trò hù dọa vào dịp Halloween), chúng ta tự đặt mình vào những tình huống mà chúng ta không thể chiến đấu, cũng không thể chạy trốn.
Điều này có thể tàn phá sức khỏe của bạn nếu phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của bạn trở nên quá tải và quá nhiều adrenaline, cortisol được giải phóng vào máu. Có khả năng tim của bạn sẽ không thể chịu được sức làm việc quá tải.
Khi có một lượng adrenaline và cortisol tăng vọt đến tim, điều này có thể dẫn đến nhịp tim bất thường và thắt chặt các động mạch. Trong trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột và tử vong.
Điều này có thể xảy ra ở những người hoàn toàn khỏe mạnh, mặc dù những người có bệnh tim sẵn có sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Khi chúng ta nâng tạ, có một mức độ căng thẳng sinh lý nhất định mà cơ thể cảm nhận được vào thời điểm đó. Chúng ta nghỉ ngơi một chút và cho phép các mô của cơ thể được phục hồi. Trên thực tế, cơ thể sẽ trở nên khỏe hơn qua quá trình này.
Tương tự với việc khiến bản thân sợ hãi. Mặc dù tất cả đều chỉ để giải trí, nhưng hãy dành thời gian cho bản thân để phục hồi. Cung cấp cho cơ thể thời gian để bình tĩnh lại và trở về trạng thái bình thường trước khi tham gia tiếp vào những trò đáng sợ khác.
Nếu bạn có tiền sử về các vấn đề tim mạch hoặc có khuynh hướng lo lắng, hãy tìm một hình thức giải trí nhẹ nhàng hơn!