Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Nguồn: Shutterstock

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Cập nhật lần cuối: 03 Tháng Mười Hai 2020 | 5 phút - Thời gian đọc

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ ba tác động đến nam giới tại Singapore, và thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi. Đọc tiếp để tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị hiện có dành cho ung thư tuyến tiền liệt.

Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Tuyến tiền liệt là một tuyến có kích cỡ bằng quả óc chó, là một phần của hệ sinh sản nam. Vị trí tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang trước hậu môn, và tạo thành một vòng tròn quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang và cơ thể). Chức năng của tuyến này là tiết ra dịch, một thành phần tạo nên tinh dịch để nuôi dưỡng, bảo vệ, và vận chuyển tinh trùng.

Các Nguyên Nhân Gây Ra Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Ung thư tuyến tiền liệt phát triển khi các tế bào bình thường trong tuyến tiền liệt chuyển thành các tế bào bất thường và phát triển không thể kiểm soát. Điều này có thể do các đột biến xảy ra trong DNA của các tế bào bất thường. Các tế bào bất thường tiếp tục sống và phát triển, trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết đi. Điều này dẫn đến sự hình thành của một khối u có thể tấn công các cấu trúc xung quanh, gây ra tổn thương. Một số tế bào bất thường thậm chí có thể tách ra và lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt hay gặp, loại bệnh ung thư này thường không gây tử vong do thường phát triển rất chậm. Ung thư tuyến tiền liệt không gây ra tác hại nghiêm trọng khi bị giới hạn trong khu vực tuyến. Tuy nhiên, có một số loại ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn, có thể lan nhanh đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác như xương.

Các Triệu Chứng Của Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Gia tăng tần suất đi tiểu
  • Dòng tiểu yếu và ngắt quãng
  • Gặp khó khăn trong lúc đi tiểu hoặc phải rặn trong lúc đi tiểu
  • Bàng quang không thải hết nước tiểu
  • Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Đau vùng lưng dưới liên tục

Cần lưu ý sự xuất hiện của các triệu chứng này có thể không hẳn là do ung thư tuyến tiền liệt gây ra và có thể do các bệnh lý khác. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra thêm nếu bất kỳ một triệu chứng nào kể trên xuất hiện liên tục.

Các Yếu Tố Rủi Ro Của Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Các yếu tố rủi ro của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng theo độ tuổi, và phổ biến nhất ở nam giới trên độ tuổi 50
  • Chủng tộc: Nam giới thuộc chủng tộc Phi có rủi ro mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nam giới thuộc các chủng tộc khác. Thêm vào đó, ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở nam giới người Phi có khả năng cao là loại xâm lấn hoặc đã đến giai đoạn phát triển tiên tiến.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng rủi ro phát triển các dạng xâm lấn của ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư tuyến tiền liệt lan tràn vượt qua phạm vi tuyến.
  • Bệnh sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới có cha, anh, hoặc chú mắc ung thư tuyến tiền liệt có tỉ lệ rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Làm Thế Nào Để Phát Hiện Ung Thư Tuyến Tiền Liệt?

Kiểm tra sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt rất quan trọng vì quá trình này đem lại hy vọng phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt trước khi nó có cơ hội phát triển, lan tràn, và gây ra các triệu chứng. Như với tất cả các bệnh ung thư, chuẩn đoán sớm là quan trọng do việc chuẩn đoán sớm tác động tới việc điều trị sớm và hiệu quả hơn, và giảm thiểu khả năng bệnh gây tổn thương và tử vong. Với các dạng ung thư giai đoạn đầu, tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 95%.

Kiểm tra sàng lọc có thể thực hiện qua một xét nghiệm máu gọi là xét nghiệm PSA (Kháng Nguyên Tuyến Tiền Liệt Đặc Hiệu). PSA là một loại protein được tuyến tiền liệt sản sinh và thường được tìm thấy ở mức độ cao hơn ở nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 70, hoặc những người có rủi ro mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn, được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt không phải là tình trạng bệnh lý duy nhất gây tăng mức PSA. Do các bệnh lý khác như tuyến tiền liệt mở rộng (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt) và viêm nhiễm tuyến tiền liệt cũng có thể gây tăng mức PSA, các xét nghiệm thêm sẽ cần được thực hiện thêm để xác nhận chuẩn đoán nếu ung thư tuyến tiền liệt đang bị nghi ngờ.

Các xét nghiệm này bao gồm:

  1. Một cuộc kiểm tra trực tràng, bác sĩ sẽ đặt một ngón tay lên hậu môn và vào trong trực tràng để cảm nhận các vùng bất thường trên tuyến tiền liệt.
  2. Một cuộc sinh thiết, sử dụng một cây kim để lấy mẫu từ tuyến tiền liệt để xét nghiệm.
  3. Một cuộc siêu âm, sử dụng một đầu dò nhỏ đưa vào trực tràng để chụp ảnh các vùng bất thường ở tuyến tiền liệt.
  4. Một cuộc Chụp Hình Cộng Hưởng Từ (MRI) để chụp ảnh các vùng bất thường ở tuyến tiền liệt.

Các Giai Đoạn Khác Nhau Của Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Phân giai đoạn ung thư là một hệ thống để mô tả kích cỡ, mức độ xâm lấn của ung thư, và mức độ lây lan của nó. Phân giai đoạn rất quan trọng trong việc xử lý ung thư, do giúp định hướng điều trị và dự đoán tỉ lệ chữa khỏi.

Giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt dựa trên:

  • Mức độ ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt và vùng mô xung quanh
  • Liệu ung thư có lan đến các hạch bạch huyết ở gần đó hay không
  • Liệu ung thư có lan đến các cơ quan khác hay không (ví dụ: gan, xương)

3 nhóm này, cùng với xét nghiệm PSA, được sử dụng để chỉ định một nhóm giai đoạn tiên lượng. Có 4 giai đoạn trong bệnh ung thư (giai đoạn I đến IV):

  • Giai đoạn I và II: ung thư dạng khu trú
  • Giai đoạn III: ung thư khu trú ở giai đoạn phát triển
  • Giai đoạn IV: ung thư tiến triển hoặc di căn với lây lan ra ngoài tuyến tiền liệt (hoặc cục bộ, tác động đến bàng quang, trực tràng, hạch bạch huyết; hoặc đến các vùng xa hơn như xương)

Nói chung, các dạng ung thư ở giai đoạn sớm hơn ít xâm lấn hơn và ít khả năng tái phát sau điều trị hơn.

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Có Thể Được Điều Trị Như Thế Nào?

Có nhiêu lựa chọn điều trị khác nhau đối với ung thư tuyến tiền liệt. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, sự ưu tiên và giai đoạn của bệnh ung thư.

Đối với các loại ung thư ở giai đoạn I và II, điều trị bao gồm:

  • Giám sát chủ động, bệnh nhân chọn không điều trị ngay lập tức. Các xét nghiệm thường xuyên được sử dụng để theo dõi và điều trị chủ động chỉ bắt đầu khi ung thư bắt đầu phát triển nhanh hơn. Lựa chọn này thường phù hợp với nam giới mắc ung thư ở mức rủi ro từ rất thấp đến thấp.
  • Phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt (cắt bỏ trọn vẹn tuyến tiền liệt)
  • Liệu pháp xạ trị, đôi khi kết hợp với liệu pháp hóc-môn

Đối với các loại ung thư ở giai đoạn III, điều trị bao gồm việc kết hợp hai cách tiếp cận khác nhau:

  • Liệu pháp xạ trị kết hợp liệu pháp hóc-môn
  • Cắt bỏ tuyến tiền liệt

Ung thư tiến triển giai đoạn IV (ung thư tuyến tiền liệt đã di căn) không thể chữa khỏi, nhưng điều trị thường có thể giúp kiểm soát bệnh trong thời gian dài, từ đó làm giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Bệnh thường được điều trị kết hợp với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có thể bao gồm liệu pháp hóc-môn, hóa trị, xạ trị, hoặc liệu pháp miễn dịch. Phẫu thuật thường không được tiến hành khi có sự lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể như xương di căn (xa).

Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Có Thể Ngăn Ngừa?

Rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể giảm thiểu bằng việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bạn nên tiêu thụ hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, và tránh ăn chế độ giàu chất béo.

Giải Quyết Nỗi Lo Lắng Sớm

Nếu các triệu chứng của bệnh gây quan ngại, hãy tái khám với bác sĩ gia đình hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ khoa tiết niệu, những vị nào có thể giải quyết các mối quan ngại của bạn và cung cấp chuẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Don't let your chance of beating prostate cancer go up in smoke. (2015, December 21). Retrieved November 19, 2020, from https://www.hopkinsmedicine.org/brady-urology-institute/specialties/conditions-and-treatments/prostate-cancer/prostate-cancer-questions/dont-let-your-chance-of-beating-prostate-cancer-go-up-in-smoke

Prostate Cancer. (2018, November 22). Retrieved November 19, 2020, from https://www.singhealth.com.sg/patient-care/patient-education/prostate-cancer

Schmidt, C. (2018, November 26). Smoking tied to more aggressive prostate cancer. Retrieved November 19, 2020, from https://www.health.harvard.edu/blog/smoking-tied-to-more-aggressive-prostate-cancer-2018112615452

Singapore Cancer Registry Annual Registry Report 2015 (Rep.). (2017, June 19). Retrieved November 19, 2020, from National Registry of Diseases Office (NRDO) website: https://www.nrdo.gov.sg/docs/librariesprovider3/Publications-Cancer/cancer-registry-annual-report-2015_web.pdf?sfvrsn=10
Bài viết liên quan
Xem tất cả