Childhood hearing loss

Nguồn: Shutterstock

Mất thính lực ở trẻ em: Những điều bạn cần biết

Cập nhật lần cuối: 02 Tháng Giêng 2019 | 5 phút - Thời gian đọc
Dr Low Wong Kein Christopher

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng

Dr Low Wong Kein Christopher

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng

Low Wong Kein, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng (ENT) tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, chia sẻ thêm một số thông tin về tình trạng mất thính lực ở trẻ em và lý do vì sao tình trạng này lại phổ biến hơn so những gì mà chúng ta nghĩ.

Nguyên nhân gây mất thính lực là gì?

Hầu hết trẻ em bị mất thính lực có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có thính lực, bình thường. Trẻ sơ sinh có thể bị mất thính lực bởi các nguyên nhân không do di truyền, bao gồm:

  • Bị truyền nhiễm bệnh từ người mẹ trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như bệnh rubella
  • Cân nặng khi mới sinh thấp hoặc bị vàng da nghiêm trọng
  • Thiếu oxy trong lúc sinh (ngạt khi sinh)
  • Lạm dụng thuốc trong thời kỳ mang thai

Trẻ cũng có thể bị mất thính lực tại một giai đoạn phát triển sau này do:

  • Chấn thương tai hoặc đầu
  • Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn
  • Viêm tai giữa dẫn tới chảy mủ ở vùng tai này
  • Bệnh truyền nhiễm (ví dụ: viêm màng não, sởi, thủy đậu và viêm não)
  • Sử dụng thuốc (ví dụ: những người sử dụng thuốc điều trị ung thư và bệnh truyền nhiễm)

Cũng có những trường hợp ta không thể xác định được (các) nguyên nhân gây mất thính lực.

Các kiểu mất thính lực

Mất thính lực ở trẻ em – Các kiểu mất thính lực
Tai bao gồm vùng tai ngoài, vùng tai giữa và vùng tai trong, kèm theo đó là một dây thần kinh thính giác kết nối vùng tai trong với não bộ.

Mất thính lực xảy ra khi tai bị tắc, nghẹt và âm thanh không thể đi vào vùng tai trong. Tai là một cấu trúc phức tạp và tình trạng mất thính lực có thể ảnh hưởng tới một phần hoặc toàn bộ vùng tai trong. Mất thính lực thần kinh giác quan xảy ra khi vùng tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc vùng thính giác của não bộ bị tổn thương. Mất thính lực hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai kiểu mất thính lực trên. Căn bệnh này có các cấp độ từ nhẹ đến sâu, gây ra các chứng khuyết tật sau:

  • Mất thính giác mức độ nhẹ: có thể nghe rõ các cuộc hội thoại bình thường trong môi trường yên tĩnh nhưng không nghe rõ được khi xung quanh có nhiều tiếng ồn
  • Mất thính giác mức độ trung bình: chỉ có thể nghe được người khác nói khi đứng gần
  • Mất thính giác mức độ nặng: không thể nghe và hiểu rõ được nếu không có thiết bị hỗ trợ thính giác phù hợp
  • Mất thính giác mức độ sâu: gần như điếc hoặc điếc hoàn toàn

Làm sao để biết được con tôi có bị mất thính lực hay không?

Các chương trình kiểm tra thính giác chung sẽ giúp phát hiện tình trạng này ở trẻ sơ sinh. Trong các chương trình này, nhân viên bệnh viện sẽ ghé thăm bạn tại buồng hậu sản để thực hiện các bài kiểm tra này. Những trẻ không vượt qua các bài kiểm tra này sẽ cần phải được kiểm tra xác nhận chi tiết hơn. Với những trẻ đã được xác nhận là mất thính lực, việc can thiệp sớm, kịp thời chính là chìa khóa giúp phòng ngừa tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ. Những trẻ sơ sinh vượt qua các bài kiểm tra trên vẫn có nguy cơ bị mất thính lực trong giai đoạn sau này. Do vậy, cha mẹ cần phải luôn cảnh giác.

Các dấu hiệu cần cảnh giác bao gồm:

  • Không biểu hiện phản ứng phù hợp với âm thanh giọng nói của bạn
  • Trẻ không bị giật mình bởi những tiếng động lớn như tiếng sấm hoặc tiếng sập cửa
  • Không phát ra những tiếng bập bẹ hoặc nũng nịu, hoặc không hoàn thiện những âm thanh mà trẻ tự tạo ra

Sự chậm trễ trong các cột mốc liên quan tới sự phát triển thính lực, lời nói và ngôn ngữ là một điều đáng lo ngại.

  • Khi được 3 tháng, trẻ có thể quay đầu lại và mỉm cười khi bạn nói chuyện với trẻ
  • Khi được 6 tháng, trẻ sẽ thích chơi những đồ chơi phát ra âm thanh ồn ào và trẻ có thể lặp đi lặp lại những âm cơ bản
  • Từ 6 – 12 tháng, trẻ biết bập bẹ và nói được những từ đầu tiên
  • Từ 15 – 18 tháng, trẻ có thể nói những câu đơn giản và hiểu được những chỉ dẫn đơn giản

Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai, một căn bệnh có thể dẫn tới mất thính lực, trẻ có thể biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Sốt dai dẳng
  • Kéo hoặc giật mạnh một bên tai hoặc cả hai tai
  • Lúc nào cũng có vẻ mệt mỏi và chán chường
  • Thiếu năng lượng

Khám bệnh mất thính lực

Mất thính lực ở trẻ em – Khám bệnh mất thính lực
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị mất thính lực, bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám bệnh càng sớm càng tốt. Trong những năm đầu đóng vai trò quan trọng đối với cuộc đời trẻ, sự phát triển diễn ra rất nhanh và chỉ cần một vài tháng chậm trễ thôi cũng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với khả năng giao tiếp sau này của các em.

Bác sĩ sẽ tiến hành một loạt phương pháp kiểm tra để đánh giá khả năng nghe của trẻ. Việc soi khám tai sẽ giúp họ kiểm tra tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc quá nhiều ráy tai. Các biện pháp kiểm tra lâm sàng bao gồm kiểm tra phản ứng với âm thanh giọng nói ở nhiều cường độ khác nhau. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra phản ứng của trẻ với âm thanh phát ra từ âm thoa. Nếu được chỉ định, bác sĩ thính học có thể kiểm tra thính lực kỹ hơn với tai nghe. Những trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc hiểu và làm theo các chỉ dẫn có thể cần phải kiểm tra thính lực khách quan dưới tác dụng của thuốc an thần.

Phương án điều trị

Việc điều trị bệnh mất thính lực phải tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu nguyên nhân là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc ứ dịch ở vùng tai giữa, các biện pháp điều trị y tế, chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng sinh, có thể giúp giải quyết vấn đề. Đối với những vùng tai tích tụ quá nhiều ráy tai, trước hết, bác sĩ có thể cần phải làm mềm những mảng ráy cứng bằng dầu oliu hoặc dung dịch làm tan ráy. Sau đó, ráy đã mềm có thể được rửa sạch bằng nước ấm hoặc được lấy ra bằng cách hút chân không.

Nếu vấn đề phức tạp hơn thế, trẻ cần phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT) để có biện pháp giải quyết, trong đó bao gồm:

  • Phẫu thuật (ví dụ: làm sạch dịch tai giữa và chữa màng nhĩ bị thủng)
  • Thiết bị trợ thính. Các thiết bị trợ thính có thể được đeo cho trẻ từ vài tuần tuổi, và các công nghệ tiên tiến luôn luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu cụ thể của trẻ
  • Cấy ốc tai, phương pháp phẫu thuật cấy ghép để kích thích các dây thần kinh thính giác, giúp những trẻ thậm chí bị điếc sâu cũng có thể nghe được

Ngoài việc điều trị y tế, việc phục hồi khả năng nói và khả năng ngôn ngữ cũng là một phương pháp điều trị bổ trợ giúp mang lại kết quả tối ưu.

Phòng ngừa

Mất thính lực ở trẻ em – Phòng tránh
Có một số kiểu mất thính lực có mà ta có thể phòng tránh được, chẳng hạn như mất thính lực do tiếng ồn gây ra.

Vùng tai trong có thể bị tổn thương khi tiếp xúc quá lâu với nhiều tiếng ồn lớn. Ở những người trẻ tuổi, chứng mất thính giác do tiếng ồn từ các hoạt động giải trí đặc biệt có liên quan. Ngày nay, thanh niên trẻ càng ngày càng nghe nhiều tiếng nhạc lớn từ tai nghe và các hoạt động khác. Vì vậy, để phòng tránh, hãy đảm bảo rằng các thiết bị chơi nhạc điện tử của trẻ được sử dụng với mức âm lượng an toàn bằng cách đặt ra các giới hạn tối đa. Không nên khuyến khích các hoạt động khiến trẻ tiếp xúc với tiếng nhạc quá lớn trong thời gian dài mà không có phương án bảo vệ tai phù hợp.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng trẻ được tiêm đầy đủ mọi loại vắc xin cần thiết và tới gặp bác sĩ thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tật và tình trạng nhiễm trùng có thể gây mất thính giác.

Luôn khuyến khích trẻ giao tiếp bằng cách nói chuyện với trẻ, đọc cho trẻ nghe và chơi cùng với trẻ, vì vậy, nếu có chuyện gì xảy ra với thính lực của trẻ, bạn có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ kịp thời.

Borgia, S.A. (2016, June 1). 5 Ways To Help Your Child With Hearing Loss. Retrieved December 5, 2018 from https://www.webmd.com/children/guide/child-hearing-loss#2

Deafness and Hearing Loss. (2018, March 15) Retrieved December 5, 2018 from http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/deafness-and-hearing-loss

Grayson Mathis, C.E. (n.d.) Treating Childhood Hearing Loss. Retrieved December 5, 2018 from https://www.webmd.com/baby/features/treating-childhood-hearing-loss#3

Hearing Loss (n.d.). Retrieved December 5, 2018, from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hearing-loss/symptoms-causes/syc-20373072

Help For Parents Of Children With Hearing Loss. (n.d.). Retrieved December 5, 2018 from https://www.webmd.com/parenting/help-for-parents-hearing-impaired-children#1

Isaacson, B. (2016, June 1) Treatments for Hearing Loss. Retrieved December 5, 2018 from https://www.webmd.com/a-to-z-guides/hearing-loss-treatment-options#2

Ratini, M. (2017, December 13) Hearing Loss. Retrieved December 5, 2018 from https://www.webmd.com/a-to-z-guides/hearing-loss-causes-symptoms-treatment#1

Wade, W. (n.d.). Does Your Child Have Hearing Loss? Retrieved December 5, 2018, from https://www.webmd.com/children/features/does-your-child-have-hearing-loss

WHO outlines ways to prevent and mitigate childhood hearing loss. (2016, March 1). Retrieved December 5, 2018 from http://www.who.int/news-room/detail/01-03-2016-who-outlines-ways-to-prevent-and-mitigate-childhood-hearing-loss
Bài viết liên quan
Xem tất cả