Tái tạo cơ sàn chậu và Phẫu thuật điều trị đại tiểu tiện không tự chủ

Tái tạo cơ sàn chậu và Phẫu thuật điều trị đại tiểu tiện không tự chủ là gì?

Tái tạo cơ sàn chậu là thủ thuật ngoại khoa dùng để điều trị sa tạng chậu nặng ở phụ nữ. Vùng sàn chậu bao gồm các cơ, dây chằng, mô liên kết và dây thần kinh có chức năng hỗ trợ và giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí. Ví dụ về các cơ quan vùng chậu gồm có bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng (ruột).

Khi cơ sàn chậu suy yếu và không còn khả năng nâng đỡ trọng lượng của các cơ quan vùng chậu, một hoặc nhiều cơ quan vùng chậu có thể tụt hoặc “sa” xuống thấp hơn vị trí bình thường, tạo sức ép lên thành âm đạo.

Triệu chứng sa cơ sàn chậu

Những cơ quan vùng chậu bị sa hoặc tụt xuống này có thể gây đau, khó chịu và tạo sức ép lên âm đạo. Bệnh trạng này còn có thể gây ra các vấn đề về đại tiểu tiện. Triệu chứng phổ biến của sa cơ sàn chậu bao gồm:

Các loại sa tạng chậu

Tùy thuộc vào loại sa tạng chậu bạn mắc phải, bác sĩ có thể khuyến cáo các phương án phẫu thuật khác nhau.

Sa âm đạo

Nếu bạn đã cắt bỏ tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung), bác sĩ có thể khuyến cáo cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cùng. Thủ thuật này thực hiện khâu mảnh ghép tổng hợp lên cơ quan vùng chậu bị sa. Sau đó, đầu còn lại của mảnh ghép này sẽ được khâu vào phần dưới cột sống để giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí.

Sa trực tràng

Nếu bạn bị sa trực tràng, bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật điều trị sa trực tràng. Thủ thuật này thực hiện siết chặt mô giữa âm đạo và trực tràng và thường thực hiện dưới dạng phẫu thuật mở truyền thống.

Sa bàng quang

Nếu bạn bị sa bàng quang, bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật tái tạo điều trị sa bàng quang. Như một phần trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ đẩy bàng quang lên trở lại vùng chậu. Phẫu thuật tái tạo điều trị sa bàng quang nhằm mục đích cố định mô giữa âm đạo và bàng quang để giữ bàng quang ở đúng vị trí.

Sa tử cung

Nếu bạn bị sa tử cung, bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật khắc phục sa tử cung để khắc phục các mô sàn chậu bị suy yếu. Như một phần trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật có thể ghép mô tự thân, mô từ người hiến hoặc vật liệu tổng hợp vào cấu trúc sàn chậu bị suy yếu. Một phương án khác để điều trị sa tử cung là cắt bỏ tử cung hay loại bỏ tử cung.

Tại sao bạn cần tái tạo cơ sàn chậu và phẫu thuật điều trị đại tiểu tiện không tự chủ?

Khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật (chẳng hạn như các biện pháp tự điều trị giống như bài tập luyện cơ sàn chậu) được cho là không hiệu quả với các trường hợp sa tạng chậu nặng, bác sĩ có thể khuyến cáo phương án tái tạo cơ sàn chậu để khôi phục cấu trúc và chức năng bình thường của các cơ quan vùng chậu.

Phẫu thuật khắc phục tình trạng sa tạng chậu có thể được thực hiện qua đường âm đạo hoặc đường bụng tùy thuộc vào vấn đề và phương pháp điều trị đã chọn. Mục tiêu của phẫu thuật là để:

  • Giảm bớt triệu chứng
  • Khôi phục trạng thái giải phẫu âm đạo bình thường
  • Khôi phục chức năng tình dục

Các rủi ro và biến chứng của tái tạo cơ sàn chậu và phẫu thuật điều trị đại tiểu tiện không tự chủ là gì?

Mặc dù phẫu thuật tái tạo cơ sàn chậu là phẫu thuật an toàn, các thủ thuật y khoa này vẫn có một số rủi ro và tác dụng phụ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Mất máu quá nhiều
  • Táo bón
  • Đau lưng

Tại sao bạn nên chọn Bệnh viện Gleneagles?

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản khoa và phụ khoa của chúng tôi có hơn 60 năm kinh nghiệm về chuyên khoa, bao gồm cả điều trị sa tạng chậu. Tất cả chúng tôi chú trọng đến việc cung cấp điều trị nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của bạn.

Tìm bác sĩ từ các bệnh viện liên kết của chúng tôi

Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo IHH Healthcare Singapore.
Kiểm tra xem bệnh viện yêu thích của bạn có cung cấp điều trị này không:

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777