Sa tạng chậu (POP) - Triệu chứng & Nguyên nhân

Sa tạng chậu (POP) là gì?

Sa tạng chậu (POP) xảy ra khi các cơ quan vùng chậu tụt khỏi vị trí ban đầu trong vùng chậu. Tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Sa tạng chậu xảy ra khi cơ sàn chậu bị suy yếu hoặc tổn thương và không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu. POP có thể liên quan đến bất kỳ cơ quan vùng chậu nào, bao gồm:

  • Tử cung
  • Buồng trứng
  • Ống dẫn trứng
  • Trực tràng
  • Bàng quang

Các loại sa tạng chậu (POP)

Sa tạng chậu hay POP xảy ra khi các cơ quan vùng chậu tụt khỏi vị trí ban đầu trong vùng chậu

Có một số loại POP khác nhau:

Sa bàng quang

Còn gọi là sa thành trước hay sa bàng quang, sa bàng quang xảy ra khi thành nằm giữa bàng quang và âm đạo bị dãn và yếu.

Thành này yếu đi làm cho bàng quang tụt xuống và đè vào âm đạo. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy liên tục muốn đi tiểu và khó khăn để đi hết nước tiểu, như là ứ nước tiểu.

Sa trực tràng

Sa trực tràng còn được gọi là sa thành sau âm đạo hay sa trực tràng kiểu túi. Bệnh trạng này xảy ra khi mạc cơ (mô sợi của thành ngăn cách trực tràng và âm đạo) bị yếu, tạo một chỗ phình ở thành âm đạo.

Các bệnh trạng khác nhau có thể làm tăng nguy cơ sa trực tràng, chủ yếu là những bệnh trạng gây ra áp lực lên sàn chậu như táo bón mạn tính, ho mạn tính, mang thai và sinh con.

Mặc dù những chỗ phình nhỏ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và hiếm khi gây đau, bạn vẫn nên đi bác sĩ kiểm tra, đặc biệt là khi chỗ phình trở nên lớn hơn và gây khó chịu.

Sa ruột non

Sa ruột non, một loại POP trong đó ruột non tụt xuống vùng chậu dưới và đè lên phần trên của âm đạo, hình thành chỗ phình.

Sa ruột non nhẹ đến trung bình có thể không gây bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào, và thường thì cách duy nhất để biết bạn có bị bệnh trạng này không là khám vùng chậu.

Sa niệu đạo

Sa bộ phận niệu đạo được gọi là sa niệu đạo. Bệnh trạng này xảy ra khi niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể) tụt và sa xuống kênh âm đạo.

Khi cơ và mô đỡ niệu đạo bị tổn thương do mang thai, chuyển dạ kéo dài hoặc mãn kinh, niệu đạo sẽ rộng hơn, làm cong xuống và đè lên âm đạo.

Cũng như sa bàng quang, sa niệu đạo có thể gây các vấn đề về tiểu tiện, như khó đi tiểu và khó đi hết sạch nước tiểu.

Sa tử cung

Như các loại POP khác, sa tử cung là do các bệnh trạng và hoạt động gây áp lực lên sàn chậu.

Khi áp lực quá nhiều lên vùng chậu, cơ và mô giữ tử cung đúng chỗ sẽ trở nên yếu đi. Điều này làm cho tử cung trượt ra khỏi vị trí bình thường và đè vào âm đạo hay ống sinh sản.

Sa tử cung có thể được phân loại thành các cấp độ sau đây:

  • Độ 1 – Tử cung sa xuống một chút và có thể không nhận thấy được. Không có triệu chứng.
  • Độ 2 – Tử cung sa sâu hơn xuống âm đạo và có thể nhìn thấy cổ tử cung (phần cổ hoặc đầu tử cung) ở hoặc ngay bên ngoài cửa âm đạo.
  • Độ 3 – Phần lớn tử cung sa ra ngoài cửa âm đạo.
  • Độ 4 – Toàn bộ tử cung sa ra ngoài cửa âm đạo (sa tử cung).

Sa vòm âm đạo

Âm đạo tự sa xuống sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Các triệu chứng của sa tạng chậu (POP) là gì?

Các triệu chứng POP bao gồm:

  • Đau lưng tiến triển trong ngày.
  • Cảm giác co kéo ở vùng bụng dưới và vùng chậu.
  • Cảm giác sưng ở âm đạo hoặc có cục u bên ngoài âm đạo.
  • Chảy máu và tiết dịch âm đạo (không trong chu kỳ kinh nguyệt).
  • Khó hoặc không thể quan hệ tình dục, có thể dẫn đến lo âu hoặc trầm cảm.
  • Khó tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Khó đi lại hoặc ngồi.

Nguyên nhân gây sa tạng chậu (POP) là gì?

Sa tạng chậu xảy ra do tình trạng suy yếu liên tục của các mô nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Tình trạng suy yếu này có thể xảy ra do:

  • Thiếu hụt collagen.
  • Ho mạn tính hoặc lực rặn mạnh do táo bón.
  • Tình trạng yếu bẩm sinh (từ khi mới ra đời) của các cơ sàn chậu, dây chằng và mạc cơ.
  • Mãn kinh, tình trạng các mô nâng đỡ bị suy yếu khi tuổi càng cao và mãn kinh.
  • Mang thai và sinh con, đặc biệt là sau quá trình chuyển dạ nặng nhọc và kéo dài.
  • Béo phì, u xơ (tăng sinh xơ) lớn, u hoặc từng phẫu thuật vùng chậu trước đó.
  • Công việc thể chất cần gắng sức hoặc nâng vật nặng.

Các biến chứng và bệnh liên quan của sa tạng chậu (POP) là gì?

Nhìn chung, POP không phải là một bệnh trạng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

Điều trị sa tạng chậu cũng có thể gây một số biến chứng. Ví dụ như vòng nâng (một dụng cụ có thể tháo ra được đặt trong âm đạo) có thể gây tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo và loét trong biểu mô âm đạo.

Tương tự, mặc dù biến chứng hiếm gặp sau khi phẫu thuật điều trị POP, phương pháp điều trị này cũng có những nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương cơ quan vùng chậu.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777