Trật khớp vai - Chẩn đoán và Điều trị

Trật khớp vai được chẩn đoán như thế nào?

Trật khớp vai có thể được chẩn đoán thông qua:

Trật khớp vai được điều trị như thế nào?

Trật khớp vai được coi là tình huống y tế khẩn cấp. Nắn trật khớp vai sớm trở về đúng vị trí giúp giảm nguy cơ tổn thương sụn và viêm khớp sau chấn thương. Việc này còn tăng khả năng có thể nắn khớp kín mà không cần phải phẫu thuật.

Trong khi điều trị trật khớp vai:

  • Bạn sẽ được cho dùng thuốc an thần và giảm đau.
  • Bác sĩ sẽ cẩn thận đặt xương cánh tay trở lại hốc xương vai và theo hướng căn chỉnh chính xác. Sau khi khớp vai trở về đúng vị trí, cơn đau dữ dội sẽ giảm đi.
  • Bạn có thể phải chụp X-quang hoặc chụp chẩn đoán để đảm bảo vai nằm ở đúng vị trí.

Phục hồi sau trật khớp vai

Sẽ cần vài tuần để phục hồi sau khi trật khớp vai.

  • Trong khi phục hồi, bạn có thể phải mang nẹp cố định hoặc đai treo trong ít nhất một tuần để thúc đẩy quá trình lành thương và giảm thiểu cơn đau.
  • Bạn có thể được yêu cầu chườm đá vào vai bị chấn thương 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì khả năng cử động của vai.
  • Bạn có thể đi tái khám để theo dõi tình trạng phục hồi cũng như áp dụng vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vai và ngăn ngừa trật khớp vai trong tương lai.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi trở lại các hoạt động gây áp lực lên vai. Các hoạt động này bao gồm thể thao, làm vườn, nâng vật nặng hoặc với tay lên cao trên vai.

Phẫu thuật điều trị trật khớp vai

Thông thường không cần đến phẫu thuật, đặc biệt khi bị trật khớp vai lần đầu. Nếu trật khớp vai được điều trị sớm, chức năng vai có thể phục hồi hoàn toàn.

Với trật khớp tái phát, có thể cần phải chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để đánh giá tổn thương sụn viền và chóp xoay, và để kiểm tra tình trạng gãy xương trong ổ chảo (hốc xương) hoặc đầu xương cánh tay (chỏm cầu).

Có thể cần phẫu thuật khắc phục. Phẫu thuật này thường được tiến hành thông qua phẫu thuật nội soi khớp (lỗ khóa) mặc dù có thể phải mổ hở tái tạo trong trường hợp nặng.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777