Phòng ngừa ung thư

Một phần của: Chăm sóc bệnh nhân ung thư

Chưa có cách nào đã được chứng minh có thể phòng ngừa hoàn toàn ung thư vì nhiều yếu tố nguy cơ, như đột biến gen, tuổi tác và tiền sử gia đình, có thể dẫn đến bệnh.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu chuyên sâu về tác động của các phương pháp được xác định có khả năng làm giảm nguy cơ bị ung thư. Các phương pháp này bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
  • Tránh các chất gây ung thư
  • Dùng thuốc để điều trị bệnh lý tiền ung thư

Tuy nhiên, nên áp dụng các thói quen lành mạnh để giúp giảm thiểu nguy cơ.

Tìm hiểu cách bạn có thể điều chỉnh lối sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ và khám phá sự thật đằng sau các lý thuyết phòng ngừa ung thư.

Thu gọn tất cả
Mở rộng tất cả

Nhiều nghiên cứu cho thấy hút hoặc nhai thuốc lá có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận.

Tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ăn nhiều thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Cố gắng hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc có chứa chất bảo quản như giăm-bông, thịt xông khói, bánh mì kẹp xúc xích, thịt hộp, cá ướp muối và rau củ muối chua.

Người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh cao hơn, bao gồm ít nhất 13* loại ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư ganung thư túi mật.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát và duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe. Theo hướng dẫn chung, hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh.

*Nguồn: Viện Ung thư Quốc gia

Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có hại thường liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư da. Một số lời khuyên chung cần ghi nhớ:

  • Tránh ánh nắng mặt trời lúc giữa trưa. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10:00 - 16:00, khi tia nắng mặt trời mạnh nhất.
  • Che chắn các vùng tiếp xúc. Mặc trang phục dệt dày, rộng rãi, che càng nhiều vùng da càng tốt.
  • Đừng bỏ qua kem chống nắng. Dùng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 30, ngay cả vào ngày nhiều mây. Thoa đều kem chống nắng và thoa lại sau vài giờ nếu bạn đang đi bơi hoặc đổ mồ hôi.
  • Tránh giường tắm nắng nhân tạo và đèn mặt trời. Tia UV phát ra từ các nguồn thay thế này cũng có hại như tia UV phát ra từ mặt trời.

Một số vắc-xin có thể giúp bảo vệ trước nhiều bệnh nhiễm trùng do vi-rút có thể dẫn đến sự phát triển của một số loại ung thư. Các vắc-xin này bao gồm:

  • Vắc-xin viêm gan B. Vắc-xin này bảo vệ chống lại vi-rút viêm gan B, có thể gây ung thư gan. Vắc-xin này thường được khuyến cáo cho người trưởng thành có quan hệ tình dục nhưng không ở trong mối quan hệ cả hai chỉ có một bạn tình, người mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, người dùng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc nhân viên y tế có nguy cơ cao tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết cơ thể.
  • Vắc-xin phòng vi-rút gây u nhú ở người (HPV). Vắc-xin này bảo vệ chống lại vi-rút gây u nhú ở người, loại vi-rút, nếu tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài, có thể gây ra một số loại ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm đạo.

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ, như tầm soát ung thư, để tăng khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất, khi việc điều trị có nhiều khả năng thành công nhất.

Tìm hiểu thêm về các xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến, hoặc tìm kiếm gói tầm soát ung thư phù hợp có tại các phòng khám Parkway Shenton.

Trang này đã được kiểm duyệt.