9 Nguyên nhân gây ra mệt mỏi kinh niên

Nguồn: Getty Images

9 Nguyên nhân gây ra mệt mỏi kinh niên

Cập nhật lần cuối: 08 Tháng Chín 2022 | 4 phút - Thời gian đọc

Mệt mỏi kinh niên là một tình trạng bệnh lý phức tạp diễn biến lâu dài, đôi khi rất khó chẩn đoán. Vậy có những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này?

Có lẽ ai cũng có những ngày cảm thấy kiệt sức. Có thể về nhà sau một ngày làm việc dài, ngủ ít ở đêm trước rồi lại thức trắng để hoàn tất thêm công việc, trong khi còn phải dậy sớm vào hôm sau. Nếu đó là một giai đoạn tất bật tại nơi làm việc, có khả năng chu kỳ này cứ thế lặp lại trong vòng vài ngày. May mắn sao, cuối tuần cũng đến, mang theo sự nghỉ ngơi.

Nhưng hãy tưởng tượng nếu cảm giác hồi sức là điều bất khả, cho dù có ngủ hay thư giãn bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu cảm giác kiệt quệ trở thành một trạng thái bình thường mới thì sẽ ra sao?

Đây chính là vấn đề mà những người mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS) phải đối mặt. Còn được biết đến dưới cái tên bệnh viêm não tủy cơ (ME), bệnh lý này thường được đặc trưng bởi trạng thái mệt mỏi nghiêm trọng diễn ra trong tối thiểu 6 tháng. Nó thường gây ra cảm giác cực kỳ mệt mỏi, có thể gây tổn thương đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất của người bệnh. Hoạt động hàng ngày trở thành một cuộc chiến dai dẳng, các mối quan hệ bị ảnh hưởng và những thay đổi lối sống không như mong muốn xuất hiện.

Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh nguyên nhân gây ra mệt mỏi kinh niên. Sau đây là 9 tác nhân tiềm ẩn trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến CFS/ME ở các cá nhân.

1. Nhiễm trùng do virus và vi khuẩn

Nhiễm vi rút và vi khuẩn

Có những trường hợp cá nhân phát triển hội chứng CFS/ME sau khi mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn. Một vài tình trạng viêm nhiễm có khả năng trở thành nguyên nhân của sự mệt mỏi kinh niên:

  • COVID-19
  • HIV
  • Viêm gan
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
  • Virus Cytomegalo
  • Cúm
  • Viêm phổi

Hiện nay chưa có mối liên hệ chắc chắn giữa các loại virus cụ thể và bệnh lý mệt mỏi kinh niên, nhưng các virus như virus Epstein-Barr và virus Herpes 6 đang được xem xét.

2. Hệ miễn dịch yếu

Có những trường hợp người mắc hội chứng CFS/ME có hệ miễn dịch suy giảm, dù kết quả nghiên cứu chưa chứng minh thuyết phục được nó có phải là nguyên nhân trực tiếp hay không. Tình trạng hệ miễn dịch bị suy yếu cũng được biết đến dưới tên gọi suy giảm miễn dịch – làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn cho chủ thể.

3. Mất cân bằng nội tiết tố

Những người mắc hội chứng CFS/ME, trong một số trường hợp, có biểu hiện nồng độ hormone trong máu bất thường. Điều này được phát hiện phổ biến xảy ra ở các vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn hiện đang được thực hiện để vạch ra kết luận rõ ràng về nguyên nhân gây ra những biểu hiện này.

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp, một dạng viêm khớp gây sưng viêm, đặc trưng bởi các khớp bị cứng đơ vào buổi sáng, kèm theo các triệu chứng đau và viêm khớp. Những cơn đau này ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể góp phần gây ra hội chứng CFS/ME. Viêm khớp dạng thấp luôn cần được kiểm tra và điều trị bởi bác sĩ sớm nhất có thể, để tránh tình trạng bệnh nặng thêm dẫn đến tàn tật.

5. Áp lực (stress)

Theo Lưu trữ của chuyên ngành Bệnh lý Tâm thần Tổng quát, các sang chấn thuở nhỏ, căng thẳng và/hoặc không ổn định tình cảm cũng có khả năng dẫn đến sự phát triển của hội chứng CFS/ME. Trái tim của vấn đề nằm ở sự bất lực của bộ não khi xử lý và đối mặt với các trải nghiệm khó khăn. Căng thẳng và chấn thương tâm lý gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu kéo dài có thể dẫn đến CFS/ME.

6. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là triệu chứng thường gặp ở những người mắc hội chứng CFS/ME. Còn được biết đến dưới cái tên sốt mùa hè (hay fever), đây là một dạng phản ứng dị ứng gây ra đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Các tác nhân phổ biến gây ra phản ứng dị ứng này bao gồm mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng, và côn trùng như gián (do nước bọt và chất thải của chúng).

Cần lưu ý tình trạng viêm mũi và họng cũng có thể xảy ra do dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn có thể nguy hiểm đến tính mạng và yêu cầu hỗ trợ y tế ngay lập tức.

7. Thiếu máu

Thiếu máu

Giải thích nguyên do thiếu máu có thể góp phần gây nên CFS/ME là do nồng độ oxy trong máu thấp. Cơ thể cần lượng oxy ổn định từ các tế bào hồng cầu, trong khi những ai mắc phải thiếu máu không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để thực hiện nhiệm vụ này.

8. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa (fibromyalgia) được xem là một trong các nguyên nhân phổ biến của CFS/ME. Đây là một bệnh lý gây đau nhức toàn thân trên diện rộng. Trong một vài trường hợp, nó cũng làm người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với các cơn đau. Bệnh này cũng có thể phá vỡ giấc ngủ REM and dẫn đến các giai đoạn thiếu điều độ kéo dài, từ đó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng CFS/ME.

9. Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch khiến các hoạt động đơn giản như đi cầu thang bộ trở thành thử thách. Dần dà, cảm giác kiệt sức do phải thực hiện các công việc đơn giản, với hy vọng được nghỉ ngơi cũng không khả thi (trừ khi bệnh tim được điều trị trực tiếp), cuối cùng có thể dẫn đến hội chứng CFS/ME.

Nếu nghi ngờ bản thân có thể mắc phải bệnh lý mệt mỏi kinh niên, hãy trao đổi với bác sĩ. Khi chuẩn đoán tình trạng lâu dài này, các bác sĩ thường sẽ loại trừ nhiều loại bệnh lý khác, vì mệt mỏi mãn tính thường là biểu hiện của nhiều bệnh khác.

Đi khám càng sớm, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ tổng thể của bạn sẽ càng được cải thiện.

Biggers, A. (2020, March 12). CFS (Chronic Fatigue Syndrome). Retrieved from https://www.healthline.com/health/chronic-fatigue-syndrome#treatment

Carey, E. (2021, December 9). Immunodeficiency Disorders. Retrieved from https://www.healthline.com/health/immunodeficiency-disorders

CDC. (2020, January 6). Fibromyalgia. Retrieved from https://www.cdc.gov/arthritis/basics/fibromyalgia.htm

Cleveland Clinic. (2020, July 30). Allergic Rhinitis (Hay Fever). Retrieved from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8622-allergic-rhinitis-hay-fever

JAMA and Archives Journals. (2006, November 7). Stress, Childhood Trauma Linked To Chronic Fatigue Syndrome In Adults. ScienceDaily. Retrieved from www.sciencedaily.com/releases/2006/11/061107082833.htm

Mayo Clinic Staff. (2022, July 6). Chronic Fatigue Syndrome. Retrieved from https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-fatigue-syndrome/symptoms-causes/syc-20360490

Nazario, B. (2021, April 21). Causes of Extreme Fatigue and Exhaustion. Retrieved from https://www.webmd.com/balance/how-tired-is-too-tired

NHS. (2021, October 29). Myalgic encephalomyelitis or chronic fatigue syndrome (ME/CFS). Retrieved from https://www.nhs.uk/conditions/chronic-fatigue-syndrome-cfs/
Bài viết liên quan
Xem tất cả