Vi-rút Corona chủng mới gây bệnh COVID-19

Nguồn: Shutterstock

Vi-rút Corona chủng mới gây bệnh COVID-19

Cập nhật lần cuối: 13 Tháng Hai 2020 | 7 phút - Thời gian đọc
Dr Leong Hoe Nam

Bác sĩ bệnh truyền nhiễm

Dr Leong Hoe Nam

Bác sĩ bệnh truyền nhiễm

Bác sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, trả lời thắc mắc của bạn về virus Corona chủng mới, COVID-19.

Bác sĩ Leong Hoe Nam là chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore. Ông có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý các bệnh truyền nhiễm như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và virus cúm A (H1N1). Dưới đây là chia sẻ của ông về virus Corona chủng mới trong buổi phỏng vấn trực tiếp trên Facebook với đài ONE FM 91.3.

COVID-19 virus Corona chủng mới là gì?

COVID-19, còn được gọi là SARS-CoV-2, là một loại virus Corona giống với hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và các virus Corona SARS. Tuy nhiên, nó khác với SARS – điều này có nghĩa là ngay cả khi trước đây bạn đã tiếp xúc SARS, bạn vẫn có thể nhiễm virus Corona chủng mới.

Virus SARS-CoV-2 có mức độ gây bệnh cao (gây bệnh), độc lực cao (có tác hại nghiêm trọng) và lây lan rất nhanh. Bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, các ca nhiễm bệnh hiện đã được báo cáo trên toàn thế giới. Có cơ sở để tin rằng virus này có thể có nguồn gốc từ dơi hoặc tê tê, trước khi lây lan giữa người với người. Nguồn gốc chính xác vẫn chưa rõ ràng.

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Các triệu chứng của COVID-19

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Đau họng
  • Đau nhức cơ
  • Khó thở – Khoảng ngày thứ 5 – 7 kể từ khi bắt đầu sốt, bệnh nhân cho biết cảm thấy khó thở tăng dần.
  • Chứng giảm/mất khứu giác

Bệnh này lây truyền như thế nào?

Virus COVID-19 lây truyền qua các giọt bắn và qua tiếp xúc gần. Có khả năng bệnh lây truyền qua không khí, tuy nhiên các chuyên gia y tế chưa đạt được sự đồng thuận về mức độ lây nhiễm của hình thức lây truyền này.

Qua không khí: Bằng chứng đã cho thấy rằng các giọt bắn nhỏ, mịn có thể lơ lửng trong không khí đến 3 giờ. Nguy cơ lây nhiễm sẽ cao nhất trong phạm vi 2m tính từ người bệnh, khi nồng độ virus cao nhất, và giảm dần khi khoảng cách tăng lên. Việc tiếp xúc với không khí nhiễm bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dòng không khí và yếu tố môi trường – ví dụ như nhiệt độ, độ ẩm và nắng.

Qua các giọt bắn: Người ta có thể bị nhiễm bệnh khi nước bọt của người bệnh bắn vào mình (trong phạm vi 2m).

Qua tiếp xúc: Người ta có thể bị lây nhiễm khi chạm vào bề mặt (ví dụ: tay nắm cửa hay bàn ghế) có dịch tiết chứa vi rút. Trong cả hai trường hợp, người ta có thể bị nhiễm bệnh khi vi rút tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng.

Hiện vẫn chưa chắc chắn về tốc độ lây lan của virus này khi truyền giữa người với người. Khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc thoáng qua với một người bệnh là thấp (ví dụ: lướt qua ai đó, chạm vào nhau một lát, và rửa tay sau đó). Tuy nhiên, tiếp xúc gần kéo dài với người bệnh có thể làm tăng khả năng lây lan. Ví dụ: ở gần với người mang bệnh – một “ngưồi nói nhiệt tình” – trong một khoảng thời gian dài, trong một căn phòng có máy điều hoà.

Đáng chú ý, dữ liệu khoa học gần đây chỉ ra rằng bệnh có thể lây truyền trước khi các triệu chứng xuất hiện. Chúng tôi gọi đây là lây truyền trước triệu chứng hoặc không có triệu chứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa lây lan của virus Corona ?

Cách phòng tránh mắc COVID-19

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng, hãy rửa tay bằng nước. Chỉ nước thôi cũng có thể tiêu diệt virus.
  • Tránh chạm tay vào bất kỳ bộ phận nào trên mặt nếu chưa rửa tay sạch. Sống theo chân ngôn của Bác sĩ Leong – 'mặt bạn là thứ thiêng liêng'.
  • Lau sạch các bề mặt xung quanh bạn bằng chất tẩy rửa và nước nếu bạn lo lắng về khả năng các bề mặt đó bị nhiễm bẩn.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Vì hiện tại chúng ta đã biết các cá nhân nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng, chúng tôi khuyến nghị tất cả mọi người nên đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế để ngăn chặn lây nhiễm chéo giữa người bị nhiễm bệnh và người chưa bị nhiễm bệnh. Khẩu trang vải có tính chất phi y tế có thể dùng cho mục đích cộng đồng và nên có 2 – 3 lớp vải - một lớp chống nước ở ngoài, một lớp lọc để loại bỏ các hạt lơ lửng, và một lớp thấm hút ở trong cùng. Khẩu trang y tế nên sử dụng trong cơ sở y tế – những nơi bạn có thể tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh, bao gồm cả khi đi khám bệnh tại các phòng khám và bệnh viện. Cần đảm bảo là bạn đang đeo khẩu trang đúng cách, và nó ôm khít vào khuôn mặt của bạn. Bạn có thể tham khảo phần Các Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs) ở cuối bài viết này để xem hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng.
  • Tìm kiếm việc điều trị nếu bạn cảm thấy không khỏe. Trong khi có thể tự hồi phục sau khi bị cảm, bạn được khuyên nên gặp bác sĩ lập tức nếu nghi ngờ mình mắc COVID-19. Nếu bạn thấy khó thở, có thể là bạn bị viêm phổi – đây là một bệnh viêm nhiễm phổi. Trong những trường hợp này, việc đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt là vô cùng quan trọng, để có thể nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị một cách kịp thời.
  • Tránh những nơi đông đúc với những nhóm người lớn. Xét đến tình hình của các ca lây nhiễm trong cộng đồng gần đây, việc hạn chế tiếp xúc với các nhóm người lớn, và lưu ý mình đang tiếp xúc với ai là rất quan trọng.

Có cách chữa trị cho COVID-19 virus Corona chủng mới không?

Hiện vẫn chưa có cách chữa trị cho COVID-19, nhưng chúng ta đã có những loại vắc-xin an toàn và hiệu quả. Vắc-xin COVID-19 của Pfizer BioNTech và Moderna đều được HSA cấp phép sử dụng tại Singapore theo Đường Lối Tiếp Cận Đặc Biệt Đối Với Đại Dịch (PSAR).

Vắc-xin Pfizer BioNTech được cấp phép cho trẻ em trên 12 tuổi, trong khi vắc-xin Moderna được cấp phép cho người 18 tuổi trở lên.

Vắc-xin Sinovac cũng được cấp phép sử dụng theo Đường Lối Tiếp Cận Đặc Biệt, do đó không được trợ giá và có thể chỉ được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân cho những cá nhân mong muốn tiêm vắc-xin này.

Tìm hiểu thêm về vắc-xin COVID-19 tại đây.

Hiện tại, việc điều trị cho người bị nhiễm là chăm sóc hỗ trợ. Điều này có nghĩa là các triệu chứng của virus được kiểm soát bằng cách cung cấp dinh dưỡng tốt và dịch vụ chăm sóc y tế tại bệnh viện để bệnh nhân có thể hồi phục. Cách này có thể phù hợp với phần lớn các bệnh nhân. Mặc dù cần phải thu thập thêm thông tin, Bác sĩ Leong cho rằng giai đoạn hồi phục của bệnh nhân có thể kéo dài ít nhất 10 – 14 ngày.

Các nhà khoa học đang làm việc để phát triển cách chữa trị cho virus này. Trong khi vẫn đang có những nghiên cứu về việc dùng phương pháp điều trị HIV để điều trị virus mới, các phương pháp này vẫn đang được thử nghiệm, và xét ở góc độ thử nghiệm. Các loại thuốc như remedesivir và favipiravir hiện đang được thử nghiệm để chứng minh hiệu quả. Thuốc hydroxychloroquine được chứng minh là không hiệu quả với những bệnh nhân bị COVID-19.

Sau đây là một số câu hỏi khác về virus Corona chủng mới mà bạn có thể có, dưới sự giải đáp của Bác sĩ Leong:

Các Câu Hỏi Thường Gặp

H: Tôi nên sử dụng loại khẩu trang nào? Tôi có thể dùng loại khẩu trang màu trắng trơn, hoặc khẩu trang N95 được không?

BS Leong: Bạn nên đeo loại khẩu trang y tế màu trắng xanh. Khẩu trang màu trắng trơn rất mỏng, so với khẩu trang y tế trắng xanh – loại có tới 3 lớp. Lớp ngoài cùng là lớp bảo vệ chung, chống lại các chất bắn. Lớp thứ hai có vai trò như một bộ lọc, và lớp bên trong để tạo cảm giác thoải mái khi bạn đeo khẩu trang.

Mặc dù khẩu trang N95 cũng đạt tính năng bảo vệ, tôi sẽ không khuyến khích mọi người đeo nó. Điều này đến từ việc đeo khẩu trang N95 có thể gây nhiều cảm giác khó chịu, và bạn có thể phải chạm tay lên mặt nhiều để chỉnh lại khẩu trang – một việc cần nên tránh.

Khẩu trang vải có tính chất phi y tế có thể dùng cho mục đích cộng đồng và nên có 2 – 3 lớp vải - một lớp chống nước ở ngoài, một lớp lọc để loại bỏ các hạt lơ lửng, và một lớp thấm hút ở trong cùng. Khẩu trang y tế nên sử dụng trong cơ sở y tế – những nơi bạn có thể tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh, bao gồm cả khi đi khám bệnh tại các phòng khám và bệnh viện.

H: Cách đeo khẩu trang đúng là gì?

BS Leong: Khi đeo khẩu trang, mặt xanh của khẩu trang nên hướng ra ngoài, và mặt màu trắng hướng vào trong. Không có lý do nào để đeo ngược – làm vậy có thể khiến các thứ mắc kẹt trong các nếp gấp ở trên mặt xanh của khẩu trang.

Đeo dây vào hai bên tai trước. Tiếp theo, kéo phần trên của khẩu trang để che mũi, và đảm bảo phần dưới của khẩu trang che hết phần dưới của cằm. Kế đến, bóp vào phần kim loại trên sống mũi để đảm bảo khẩu trang không bị trượt xuống.

H: Tôi có thể sử dụng khẩu trang trong bao lâu?

Người mẹ giúp con gái đeo khẩu trang
BS Leong: Còn tùy. Nếu khẩu trang bị ướt, điều này có nghĩa là bộ phận lọc đã bị hỏng, và khẩu trang không còn công dụng nữa. Hãy vứt bỏ khẩu trang đi.

Tuy vậy, nếu khẩu trang vẫn tương đối sạch sẽ và khô ráo sau khi sử dụng, bạn có thể tháo ra và bỏ vào một túi có thể niêm phong kín, để có thể tái sử dụng.

Nhưng sau một ngày, tôi khuyến khích bạn nên vứt bỏ khẩu trang sau khi đã sử dụng. Khi vứt bỏ khẩu trang, hãy nhớ bọc nó lại bằng giấy ăn hoặc túi, để đảm bảo vi trùng trên khẩu trang không lây lan sang những bề mặt khác.

H: Nếu cảm thấy không khỏe, việc đến phòng khám trong thời gian này có an toàn không?

BS Leong: Nếu phải đến phòng khám, hãy nhớ đeo khẩu trang và rửa tay với nước và xà phòng. Tránh chạm tay vào mặt.

H: Với nền khoa học y tế đã phát triển đến đỉnh cao, tại sao vắc-xin không được chuẩn bị sớm hơn cho loại virus này?

BS Leong: Nếu bạn nhìn vào phân của dơi, có tới hàng ngàn loại virus Corona. Không ai biết chủng nào sẽ gây ra đại dịch. Ngay cả khi vắc-xin được chuẩn bị cho tất cả các chủng virus Corona, các virus vẫn có thể dễ dàng thay đổi và biến thành một loại virus hoàn toàn mới, khiến các loại vắc-xin trở nên vô dụng. Việc dự đoán cách những virus này sẽ biến đổi như thế nào cũng hầu như không thể.

Xem trọn vẹn buổi phỏng vấn của Bác sĩ Leong với ONE FM 91.3 tại đây.

2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Situation Summary. (2020, February 7). Retrieved February 11, 2020, from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/summary.html

Beall, A. (2020, February 10). The global fight against coronavirus. Retrieved February 11, 2020, from https://www.bbc.com/future/article/20200210-coronavirus-finding-a-cure-to-fight-the-symptoms

Steve, Y. T. Y. (2020, January 31). An Explanation of Pneumonia & the Wuhan Novel Coronavirus. Retrieved February 11, 2020, from https://www.mountelizabeth.com.sg/health-plus/article/pneumonia-and-coronavirus

(7 May 2021) What you need to know about masks. Retrieved 15 June 2021, from https://www.hsa.gov.sg/consumer-safety/articles/what-you-need-to-know-about-masks

 (7 May 2021) SARS-CoV-2 Transmission. Retrieved 15 June 2021 from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/science/science-briefs/sars-cov-2-transmission.html

(4 June 2021) FAQS - SAFETY AND EFFICACY OF THE COVID-19 VACCINE. Retrieved 14 June 2021 from https://www.moh.gov.sg/covid-19/vaccination/faqs/faqs---safety-and-efficacy-of-the-covid-19-vaccine

(5 June 2021) COVID-19 VACCINATION. Retrieved 14 June 2021 from https://www.moh.gov.sg/covid-19/vaccination

(5 June 2021) Frequently Asked Questions (FAQs) on COVID-19 Vaccination. Retrieved 14 June 2021 from https://www.moh.gov.sg/covid-19/vaccination/faqs

(7 June 2021) Singapore's expert panel on Covid-19 vaccination continues to recommend Pfizer, Moderna. Retrieved 14 June 2021 from https://www.straitstimes.com/singapore/health/singapores-expert-panel-on-covid-19-vaccination-continues-to-recommend-pfizer

(n.d.) How Does Coronavirus Spread? Retrieved 15 June 2021 from https://www.webmd.com/lung/coronavirus-transmission-overview#1
Bài viết liên quan
Xem tất cả