Joy Marie Lim
Cố vấn y khoa
Nguồn: Getty Images
Cố vấn y khoa
Nhiều người trong chúng ta đã hoặc sẽ một ngày nào đó phải đối mặt với nỗi đau mất đi những người thân yêu - và trong giai đoạn gần đây, nhiều người đã mất đi gia đình và bạn bè do đại dịch COVID-19. Trong những thời điểm như vậy, việc nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất trong tình trạng tốt là thiết yếu. Hãy đọc tiếp sau đây khi chúng tôi hé lộ cách mà đau buồn tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cùng một số gợi ý trong việc đối phó với đau buồn.
Khóc thương một người thân yêu có thể là một quá trình mệt mỏi ngay cả khi chỉ nhìn từ góc độ hậu cần: Thường thì có những công việc thêm cần phải gánh vác, mà có thể gây thiệt hại về mặt thể chất và cảm xúc. Chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi một cách dễ dàng hơn và thiếu vắng năng lượng mà mình thường có. Trong những thời điểm như vậy, chúng ta cần phải nỗ lực thêm để duy trì sức mạnh và năng lượng. Hãy nhận thức được những giới hạn và tránh cam kết làm quá nhiều thứ vào một lúc. Việc ưu tiên thời gian cho việc tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn lành mạnh, một lịch trình ngủ tốt và thời gian để kết nối với những người thân yêu khác cũng rất hữu ích.
Những cảm xúc xuất phát từ việc mất đi một người thân yêu có thể cản trở chúng ta có được giấc ngủ cần thiết và thư giãn, mà trí óc và cơ thể cần để nạp lại năng lượng. Khi chúng ta đang đau buồn, chúng ta có thể gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, và ngay cả khi chúng ta có ngủ được, chúng ta có thể tỉnh dậy nhiều lần hơn. Đôi lúc, cơ thể có thể bù lại quá độ bằng cách ngủ quá nhiều.
Để giữ một lịch trình ngủ đều đặn, hãy thử chậm rãi thư giãn trước khi ngủ bằng cách thực hiện một việc gì đó tĩnh lặng, như thiền, đọc sách, hoặc các bài tập thở đơn giản. Thiết lập một lịch trình trong đó bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
Mất mát có thể khiến chúng ta cảm thấy như mình đang thiếu vắng sự kiểm soát đối với cuộc sống của mình, và cùng với các áp lực khác và các trách nhiệm trong cuộc sống, tình trạng này có thể trở nên choáng ngợp. Điều này có thể dẫn đến các hiệu ứng lâu dài tác động đến các hoạt động hằng ngày, như tư duy, công việc, các trách nhiệm gia đình và sự giao thiệp với những người khác. Mặc dù một vài dạng thức lo lắng là tự nhiên, bạn nên cảm thấy quan ngại khi tình trạng lo lắng cản trở cuộc sống hằng ngày của bạn theo những cách thức đáng kể, hoặc nếu nó kéo dài hơn vài tháng. Nếu điều đó xảy ra, hãy biết rằng việc tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia y tế là hoàn toàn ổn.
Đau buồn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Các yếu tố góp phần bao gồm: không duy trì một chế độ dinh dưỡng thường xuyên, ăn quá ít, hoặc ăn vô độ. Các quá trình sinh học cũng có thể đóng một vai trò - ví dụ, các hormone stress có thể gây cảm giác buồn nôn. Bạn có thể trải nghiệm các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu, co thắt, tiêu chảy, hoặc hội chứng ruột kích thích. Hãy theo dõi chế độ ăn uống và nỗ lực có ý thức để ăn vào những giờ thường xuyên và lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu những vấn đề này không hết đi, hãy tìm kiếm hỗ trợ y tế.
Các hormones stress được giải phóng như một phản ứng đối với đau buồn có thể khiến hệ miễn dịch của chúng ta khó chịu, điều này khiến bạn trở nên dễ bị nhiễm bệnh và mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp hơn. Cơ thể bạn có thể đối phó với điều này trong một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, việc tìm kiếm hỗ trợ từ bác sĩ là hết sức quan trọng. Những việc bạn có thể làm để tăng cường hệ miễn dịch bao gồm: ăn một chế độ ăn giàu rau củ tươi và trái cây giàu vitamin, ra ngoài tận hưởng không khí trong lành và ánh nắng để tập thể dục, và giữ cho mình một giấc ngủ chất lượng tốt.
Đối với một vài người trong chúng ta, cú sốc và áp lực từ mất mát người thân yêu thậm chí còn có thể gây ra một cơn đau tim. Điều này là do stress có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, tăng mức độ của hormone stress cortisol, co các mạch máu, và nhiều hơn nữa. Những nguy cơ sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng hơn bởi các thói quen không lành mạnh liên quan đến giấc ngủ, tập thể dục và ăn uống.
Chiến lược tốt nhất để phòng tránh tất cả những nguy cơ này ngay từ khi bắt đầu là tối ưu hóa sức khỏe tim mạch của bạn. Kiểm tra huyết áp và mức cholesterol định kỳ, duy trì một cân nặng lành mạnh, tránh hút thuốc, có một chế độ luyện tập ổn định, và có những lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mặc dù một vài tình trạng bệnh lý không có dấu hiệu và bạn có thể không nhận thức được rằng chúng đang ảnh hưởng đến sức khỏe của mình cho đến một giai đoạn muộn hơn, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể trợ giúp cho việc phát hiện vấn đề sớm, để bạn có thể nhận được phương pháp điều trị cần thiết trước khi tình trạng bệnh lý trở nặng.
Khóc là tự nhiên - khóc có thể là một cơ hội để bạn trút bỏ nỗi buồn, cơn giận hoặc tình trạng bối rối của mình. Cùng lúc đó, hãy dành thời gian để hồi tưởng về những kỷ niệm tích cực về người thân yêu đã khuất.
Vận động - ngay cả chỉ là ra ngoài đi bộ một lát - có thể giúp làm giảm bớt một vài cảm xúc từ đau buồn của bạn. Hãy cân nhắc các phương pháp mới nhằm theo kịp các hoạt động và trách nhiệm mỗi ngày hoặc thậm chí tìm kiếm các sở thích mới. Bạn cũng có thể nhờ một người bạn để tham gia cùng!
Có thể dễ dàng xem nhẹ sức khỏe tổng thể của bản thân khi đang đau buồn, và bạn có thể phát hiện bản thân đang bỏ bữa, quên ngủ, bỏ qua thuốc thang hoặc lỡ các buổi hẹn khám bác sĩ. Hãy cố gắng duy trì theo dõi sức khỏe thường xuyên - ví dụ, bạn có thể đặt một lịch trình cho việc uống thuốc, kiểm tra huyết áp, hoặc đi đến các buổi khám bệnh đã đặt lịch.
Đau buồn là một phần của cuộc sống. Thường thì không cần tìm kiếm sự điều trị y tế cấp tốc. Tuy nhiên, đừng do dự trong việc tìm kiếm hỗ trợ nếu như bạn cảm thấy quá tải, cho dù là từ một người thân đáng tin cậy, một đường dây nóng tư vấn, nhà trị liệu, hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần.