8 kỹ thuật chụp và kiểm tra tim phổ biến

Nguồn: Shutterstock

8 kỹ thuật chụp và kiểm tra tim phổ biến

Cập nhật lần cuối: 19 Thg10 2020 | 6 phút - Thời gian đọc

Trung bình, tim đập 115.200 lần/ngày, hay 42.048.000 lần/năm. Bạn cần chăm sóc cơ tim phi thường này!

Tâm thất, van, tĩnh mạch và động mạch – tim là một hệ thống phức tạp bơm máu đi khắp cơ thể, cung cấp cho cơ thể oxy và dưỡng chất cần thiết, đồng thời loại bỏ chất thải.

Nhưng một hệ thống phức tạp như vậy có thể xảy ra sai sót. Thật không may, không phải lúc nào bạn cũng nhận biết được tình trạng này xảy ra vì không phải tất cả bệnh tim đều có triệu chứng.

Nếu lo ngại về sức khỏe tim mạch, bạn đừng ngại trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là một số cách bác sĩ có thể kiểm tra tim của bạn!

Chụp X-quang ngực

![Chụp X-quang ngực](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvZDNcLzM3NTAwXC80YmUzNzAyMzhmNzU4MTFlZTNjN2QwYzEzMmY1MzJjZS0xNjU4Mjk4OTU3LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:3eo2eGO0SisgZtnaJcW0Vplv43IijaH4XJjI1a7cV4o?format=webp “Chest x-ray”) Chụp X-quang là kỹ thuật chụp y tế phổ biến, cho ra hình ảnh về các cơ quan, mô và xương. Tia X là các photon năng lượng cao (khác với ánh sáng được tạo thành từ các photon năng lượng thấp) được xương và mô mềm trong cơ thể hấp thụ một phần theo cách khác nhau rồi tạo thành bóng và đường nét về tim, phổi và xương.

Chụp X-quang ngực cũng được dùng để kiểm tra các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm phổi, tràn khí và ung thư phổi. Bác sĩ có thể khuyến cáo chụp X-quang ngực khi:

  • Bạn bị tai nạn
  • Bạn bị đau ngực, khó thở hoặc ho kéo dài

Chụp X-quang là kỹ thuật kiểm tra thực sự nhanh và dễ dàng, cơ thể chỉ phơi nhiễm với một lượng nhỏ bức xạ. Bạn sẽ không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt. Nhân viên của chúng tôi sẽ đưa cho bạn áo choàng bệnh viện để mặc và bạn có thể cần phải tháo đồ trang sức, kính mắt hoặc khuyên đeo trên cơ thể. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có đeo thiết bị cấy ghép kim loại như máy tạo nhịp tim và đặc biệt quan trọng nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai.

Bác sĩ và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (bác sĩ chuyên đọc ảnh chụp X-quang) sẽ kiểm tra ảnh chụp trước khi chia sẻ kết quả với bạn.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện vì nhiều lý do. Trong trường hợp cấp cứu, xét nghiệm máu có thể đo kiểm các chất xuất hiện trong máu và mức độ tổn thương cơ tim phải chịu. Khi cơ tim bị tổn thương do đau tim, cơ bị tổn thương sẽ giải phóng các chất vào dòng máu có thể đo được bằng xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu còn được thực hiện để chẩn đoán đái tháo đường và cholesterol cao và để theo dõi chức năng thận và gan nhằm hỗ trợ quyết định loại thuốc cần dùng hoặc không thể dùng cho người bị bệnh tim.

Điện tâm đồ (ECG) 12 chuyển đạo

[ECG](/vi/tests-treatments/electrocardiogram “Electrocardiogram”) 12 chuyển đạo là kỹ thuật kiểm tra nhanh chóng và không đau. Kỹ thuật này được dùng để đánh giá hoạt động điện của tim. Các tình trạng cơ tim dày lên, đau tim và nhịp tim không đều sẽ hiển thị dưới dạng các thay đổi trên điện tâm đồ. Bác sĩ sẽ gắn 10 điện cực vào ngực, cánh tay và chân của bạn để tạo ra 12 góc nhìn (hay “chuyển đạo”) khác nhau về hoạt động điện của tim. Trước tiên, kỹ thuật này thường được thực hiện khi “nghỉ ngơi” (vì vậy bạn sẽ nằm xuống), nhưng bác sĩ cũng có thể muốn kiểm tra khả năng ứng phó của tim trước áp lực ([tạo ra khi tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc dùng thuốc](/vi/tests-treatments/nuclear-cardiac-stress-test “Stress test”)).

![ECG 12 chuyển đạo](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvNDJcLzM3MDk1XC8xNzE2YmU0NjRmMTJiMjgxOGYxOGY5YTU5NTE1MDAzNS0xNjU4Mjk4OTU3LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:ERUCLL6coGMcMQGHiJJYduxBhsxPPluDpu5AzTHAGcM?format=webp “12-lead ECG”) Bác sĩ có thể khuyến cáo ECG 12 chuyển đạo nếu:

  • Bạn có thể hoặc bị cao huyết áp
  • Bạn bị đau ngực, khó thở hoặc đánh trống ngực
  • Bạn có nguy cơ bị bệnh tim (ví dụ: nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh này hoặc nếu bạn bị đái tháo đường)
  • Bạn từng bị ngất xỉu

Giống như chụp X-quang, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị gì nhiều cho ECG 12 chuyển đạo. Chỉ cần tránh bôi kem hoặc kem dưỡng gây trơn vào ngày kiểm tra để bác sĩ có thể dễ dàng gắn các điện cực. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể phải cạo lông trên một phần ngực để điện cực có thể dính tốt. Toàn bộ quá trình kiểm tra sẽ không kéo dài trên 10 phút. Sau đó, bác sĩ sẽ xem điện tâm đồ để kiểm tra mọi hoạt động điện bất thường trong nhịp tim.

Kiểm tra gắng sức tim

Kiểm tra gắng sức tim, đôi khi gọi là kiểm tra “khi tập thể dục”, là một loại điện tâm đồ (ECG) thực hiện khi một người đang tập thể dục. Mục đích của kiểm tra này là để xác định tình trạng hoạt động của tim khi gắng sức. Vì tập thể dục khiến tim đập mạnh và nhanh hơn, kiểm tra khi tập thể dục có thể giúp phát hiện các vấn đề về lưu lượng máu trong tim, thay đổi trong huyết áp và các vấn đề về nhịp tim. Kiểm tra gắng sức tim thường bao gồm việc đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ, với nhịp tim, huyết áp và nhịp thở được theo dõi trong suốt quá trình.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI được thực hiện để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim trên máy vi tính bằng nam châm có từ trường rất mạnh và sóng vô tuyến. MRI chụp cả ảnh tĩnh và động của tim. Đôi khi, một loại thuốc nhuộm đặc biệt được dùng để quan sát rõ hơn các bộ phận của tim và các động mạch vành. MRI có thể cho bác sĩ thấy cấu trúc của tim, tình trạng tim hoạt động và tình trạng xuất hiện sẹo trong tim.

Siêu âm tim

![Siêu âm tim](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvYjBcLzM4MDAzXC81NzI1N2E0YTI5ZDdjZDE5ZDdkYjAxODliMDhlYTFhYi0xNjU4MzAwMDA5LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:7tqWFw2D-GPtF6vY5lKn5N2sJqsevdzZzrtmRyK5wbo?format=webp “Echocardiogram”) Siêu âm tim dùng sóng âm tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình ảnh về tim. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá chức năng và cấu trúc của tim.

Bệnh nhân bị đau ngực và khó thở có thể cần được siêu âm tim để chẩn đoán tình trạng tụ dịch, các vấn đề về van tim hoặc các bệnh trạng khác như cục máu đông trong phổi. Siêu âm tim sẽ cho phép bác sĩ xác định nguyên nhân và tác động của bệnh trạng, đồng thời tối ưu hóa việc điều trị cho bạn. Siêu âm tim thường được thực hiện sau khi bị đau tim.

Bác sĩ có thể đề xuất siêu âm tim nếu:

  • Nghi ngờ bạn mắc bệnh tim như suy tim, rối loạn chức năng van tim, rối loạn nhịp tim hoặc đau tim
  • Nghi ngờ em bé bạn mới sinh có dị tật tim

Có một số loại siêu âm tim khác nhau, bao gồm:

  • Siêu âm tim qua thành ngực – Đầu dò siêu âm được đặt trên ngực để thu nhận hình ảnh
  • Siêu âm tim thai – Bác sĩ đặt thiết bị siêu âm lên bụng của bạn để kiểm tra các vấn đề về tim ở thai nhi
  • Siêu âm tim qua thực quản – Bác sĩ đưa thiết bị siêu âm vào cổ họng và xuống thực quản của bạn. Kỹ thuật này cần dùng đến thuốc an thần và theo dõi nhịp tim
  • Siêu âm tim 3D – Một số máy siêu âm qua thành ngực và qua thực quản có thể tạo ra hình ảnh 3D về tim. Đây là kỹ thuật hữu ích trước khi phẫu thuật van tim hoặc để đánh giá dị tật tim ở em bé
  • Siêu âm tim gắng sức – Kỹ thuật này tương tự như siêu âm tim qua thành ngực, ngoại trừ việc bác sĩ sẽ lặp lại quá trình siêu âm sau khi tim đã nhận đủ áp lực (tạo ra khi tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc dùng thuốc). Kỹ thuật này nhạy và chính xác hơn so với ECG gắng sức thông thường và có khả năng chuyên biệt trong việc phát hiện các vấn đề khác như rối loạn chức năng van tim trong khi gắng sức.

Không giống như chụp X-quang, siêu âm tim không dùng đến bức xạ. Thông thường, siêu âm tim được coi là rất an toàn. Bạn sẽ không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt, trừ khi bạn sẽ siêu âm tim qua thực quản, trong trường hợp đó, bạn có thể phải nhịn ăn trong vài giờ trước và sau khi kiểm tra. Bạn cũng có thể bị đau họng nhẹ sau thủ thuật này.

Bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả và khuyến cáo phương pháp điều trị phù hợp nếu tìm thấy bằng chứng về tổn thương tim, dị tật tim hoặc vấn đề về van tim.

Chụp CT tim

![Chụp CT tim](https://cdn-assets-eu.frontify.com/s3/frontify-enterprise-files-eu/eyJvYXV0aCI6eyJjbGllbnRfaWQiOiJmcm9udGlmeS1leHBsb3JlciJ9LCJwYXRoIjoiaWhoLWhlYWx0aGNhcmUtYmVyaGFkXC9hY2NvdW50c1wvYzNcLzQwMDA2MjRcL3Byb2plY3RzXC8yMDlcL2Fzc2V0c1wvMzhcLzM3ODI1XC82YzhmYmQxNDljYzYxNWM1NTY3NjJiOWRjYzYyZTg3My0xNjU4MzAwMDA5LmpwZyJ9:ihh-healthcare-berhad:euoh9RYAzynYh_4cWO0jt-IK9cscfz8E-8CrlHtAKi4?format=webp “CT scan”) Chụp cắt lớp vi tính (CT) tim dùng thông tin từ nhiều ảnh chụp X-quang thu được một cách nhanh chóng để tạo ra hình ảnh 3D về tim. Chụp CT động mạch vành là loại chụp CT đặc biệt có thể phát hiện các vấn đề về tim.

Chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành là chụp CT tim đơn giản không dùng chất cản quang (chất lỏng dùng trong chụp CT để quan sát rõ hơn các mô bên trong cơ thể). Chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng, bạn sẽ không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt. Kỹ thuật này kiểm tra tình trạng tích tụ canxi và cholesterol “xơ cứng” có thể nứt vỡ và tạo ra cục máu đông có khả năng gây đau tim. Nếu bạn có nguy cơ bị đau tim, kỹ thuật kiểm tra này sẽ phần nào giúp đánh giá nguy cơ đó. Dựa trên kết quả, bác sĩ có thể khuyến cáo kiểm tra chi tiết hơn hoặc gợi ý thay đổi lối sống (ví dụ: thuốc điều trị, chế độ ăn uống và tập thể dục).

Chụp CT còn được dùng để đánh giá các bộ phận khác trên cơ thể, nhưng vì mỗi cơ quan cần có một quy trình chụp hơi khác và do có liên quan đến bức xạ nên bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT tùy vào nhu cầu của bạn.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành

Kết quả chụp cắt lớp vi tính đánh giá vôi hóa mạch vành thường được đưa ra dưới dạng một con số gọi là điểm Agatston, phản ánh thể tích mảng lắng đọng canxi. Điểm này được diễn giải như sau và phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Nhưng nhìn chung, điểm được diễn giải như sau:

  • 0: Không phát hiện canxi lắng đọng trong tim, cho thấy khả năng bị đau tim trong tương lai thấp
  • 100 – 300: Phát hiện có mảng xơ vữa ở mức độ vừa phải. Tình trạng này liên quan đến nguy cơ bị đau tim hoặc bệnh tim khác tương đối cao trong vòng 3 – 5 năm tiếp theo.
  • > 300: Cho thấy nguy cơ bị bệnh và đau tim từ rất cao đến nghiêm trọng

Chụp CT động mạch vành

Chụp CT động mạch vành là kỹ thuật đặc biệt dùng X-quang để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn trong động mạch tim. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc nhuộm vào động mạch qua tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay, thuốc nhuộm này sẽ phác họa các động mạch tim và mọi vị trí tắc nghẽn nếu có.

Bác sĩ có thể khuyến cáo chụp CT động mạch vành nếu bạn bị:

  • Đau ngực hoặc khó chịu không rõ nguyên nhân
  • Huyết áp cao bất thường và/hoặc các triệu chứng cho thấy bạn bị rách động mạch chính
  • Điểm chụp CT đo mức độ vôi hóa động mạch vành cao bất thường
  • Kết quả kiểm tra gắng sức tim chỉ vừa đủ đạt

Chụp CT động mạch vành Nhân viên cũng sẽ đặt các điện cực lên ngực của bạn để theo dõi hoạt động điện của tim. Bạn sẽ phải nằm yên và nín thở trong khi chụp X-quang, thường chỉ trong 1 – 2 giây. Cũng sẽ có một số lần chụp sơ bộ quy mô nhỏ hơn để giúp kỹ thuật viên X quang lên kế hoạch cho lần chụp chính thức.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn tránh ăn và uống trong ít nhất 4 giờ trước khi kiểm tra, phòng trường hợp bạn bị dị ứng với chất cản quang. Sau khi kiểm tra, bạn sẽ có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nhưng sẽ được yêu cầu uống nước để đào thải chất cản quang bên trong cơ thể. Phải luôn cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên X-quang biết nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai.

Nếu phát hiện có tình trạng tắc nghẽn, bác sĩ sẽ trao đổi về các phương án điều trị. Các phương án này bao gồm một kiểm tra khác để xác định tình trạng tắc nghẽn, chụp động mạch vành hoặc kiểm soát y tế chuyên sâu để giảm cholesterol trong máu và các yếu tố nguy cơ khác.

Nếu bạn muốn sắp xếp chụp tim, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa.

CT Coronary Angiogram. (2017, May 26). Retrieved 16 May 2018 from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/ct-coronary-angiogram/about/pac-20385117

Diagnosing Heart Disease with Cardiac Computed Tomography (CT). (n.d.). Retrieved 16 May 2018 from https://www.webmd.com/heart-disease/guide/ct-heart-scan#1

Heart Disease and the Echocardiogram. (n.d.). Retrieved 16 May 2018 from https://www.webmd.com/heart-disease/guide/diagnosing-echocardiogram#1

Heart Disease and Electrocardiograms. (n.d.). Retrieved 16 May 2018 from https://www.webmd.com/heart-disease/electrocardiogram-ekgs#1

How Many Times Does Your Heart Beat in a Lifetime? (n.d.). Retrieved 16 May 2018 from https://wonderopolis.org/wonder/how-many-times-does-your-heart-beat-in-a-lifetime

Krans, B. (2017, June 22). Chest X-Ray. Retrieved 16 May 2018 from https://www.healthline.com/health/chest-x-ray

What is a Coronary Calcium Scan? (n.d.). Retrieved 16 May 2018 from https://www.webmd.com/heart-disease/coronary-calcium-scan#1

Common Medical Tests to Diagnose Heart Conditions (2012) Retrieved September 21, 2020, from https://healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Common-medical-tests-to-diagnose-heart-conditions

Stress Test (2018, March 29) Retrieved September 21, 2020, from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/stress-test/about/pac-20385234

Heart Scan (Coronary Calcium Scan) (2019, September 4) Retrieved September 21, 2020, from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/heart-scan/about/pac-20384686
Bài viết liên quan
Xem tất cả