heart-valve-surgery-main-d

Nguồn: Shutterstock

Phẫu thuật nội soi sửa van tim

Cập nhật lần cuối: 19 Tháng Mười 2017 | 5 phút - Thời gian đọc
Dr Chiam Toon Lim Paul

Bác Sĩ Nội Tim Mạch

Dr Chiam Toon Lim Paul

Bác Sĩ Nội Tim Mạch

Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn có thể đẩy nhanh thời gian điều trị và hồi phục cho bệnh nhân bị hỏng van tim

Bác sĩ Paul Chiam, chuyên gia nội tim mạch can thiệp tại Bệnh viện Mount Elizabeth, chia sẻ về phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn giúp điều trị bệnh hở van tim.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh van tim, phương án điều trị chủ yếu thường là phẫu thuật thay van tim. Trong quá trình phẫu thuật thay van tim, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ van tim bị hỏng, bị bệnh và thay thế nó bằng van tim nhân tạo, giúp máu lưu thông bình thường và phục hồi chức năng cơ tim.

Hãy nói chuyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho vấn đề tim mạch mà bạn đang gặp phải.

Điều trị van tim hở

Ở một số bệnh nhân, giữa van tim nhân tạo được cấy ghép và mô tim của họ có thể xuất hiện khe hở do bị rách vết khâu cố định van. Do vậy, máu có thể bị rò rỉ ở mặt bên của van tim nhân tạo. Nếu không được điều trị, vấn đề này có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp hơn, chẳng hạn như tan máu (vỡ tế bào hồng cầu) hoặc suy tim. Được biết đến với tên gọi hở cận van tim, biến chứng này thường xảy ra ở 1 – 10% bệnh nhân thay van tim.

Các phương án điều trị trước đây đều có giới hạn, thường là phẫu thuật tim hở nhiều lần (với rủi ro cao hơn) để sửa chữa tình trạng hở cận van hoặc thay thế hoàn toàn một van tim nhân tạo mới.

Trong những năm gần đây, các kỹ thuật đã tiến bộ hơn rất nhiều và một thủ thuật tiên tiến có tên là sửa chữa hở cận van tim qua da càng ngày càng trở nên phổ biến. Đây là kỹ thuật tiếp cận ít xâm lấn giúp điều trị vấn đề hở van tim.

Sửa chữa hở cận van tim qua da

Sửa chữa hở cận van tim qua da được thực hiện thông qua một lỗ chọc nhỏ ở vùng háng và làm trực tiếp trên trái tim sống mà không cần phải mở lồng ngực để tiếp cận van tim.

Một ống thông nhỏ được luồn vào động mạch hoặc tĩnh mạch chạy từ chân tới tim, trong đó, với một dây dẫn và kỹ thuật truyền hình ảnh tiên tiến, một "thiết bị dạng phích cắm" được chèn vào vùng van bị hở để bịt kín khe hở lại. Do sự phức tạp trong kỹ thuật thực hiện, thủ thuật này đòi hỏi phải có tay nghề của bác sĩ tim mạch can thiệp.

Ở một số ít bệnh nhân, khe hở không thể bị bịt lại do dây dẫn không thể kéo tới vùng van tim bị hỏng, và trong những trường hợp này cần thực hiện biện pháp tiếp cận xâm lấn nhiều hơn.

Bệnh nhân hồi phục ra sao sau khi phẫu thuật nội soi?

So với phẫu thuật tim hở, phẫu thuật sửa chữa hở cận tim qua da được thực hiện chỉ trong vài giờ và không cần phải mở lại lồng ngực. Thời gian hồi phục của những bệnh nhân được thực hiện thủ thuật ít xâm lấn cũng rút ngắn đáng kể và nhiều người đã có thể xuất viện ngay ngày hôm sau.

Khi càng ngày có càng nhiều bệnh nhân phẫu thuật thay van tại khu vực Châu Á, số lượng bệnh nhân gặp phải vấn đề hở van cũng sẽ tăng lên theo đó. Những bệnh nhân này có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật sửa chữa hở cận tim qua da.

Nếu bạn lo lắng về sức khỏe tim mạch của mình, bạn nên đi kiểm tra tim đều đặn để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tim.

Bạn cũng có thể sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ tim để hiểu hơn rõ về bệnh trạng của mình và tìm ra hướng điều trị phù hợp.

Heart Valves. (2018, April 04) Retrieved February 22, 2021, from https://my.clevelandclinic.org/health/articles/17067-heart-valves

Valvular Heart Disease. (n.d.) Retrieved February 22, 2021, from https://www.heartandstroke.ca/heart-disease/conditions/valvular-heart-disease

Heart Valve Repair or Replacement Surgery. (n.d.) Retrieved February 22, 2021, from https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/heart-valve-repair-or-replacement-surgery

Minimally Invasive Heart Surgery. (2019, July 22) Retrieved February 22, 2021, from https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/17233-minimally-invasive-heart-surgery
Bài viết liên quan
Xem tất cả