Dr Quek Swee Chong
Bác sĩ sản phụ khoa
Nguồn: Getty Images and Shutterstock
Bác sĩ sản phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt là thuật ngữ dùng để mô tả chuỗi sự kiện xảy ra trong cơ thể của người phụ nữ nhằm chuẩn bị cho khả năng mang thai với tần suất khoảng một lần mỗi tháng.
Nó đôi khi cũng được gọi là chu kỳ buồng trứng vì chính buồng trứng sản xuất và phóng thích các trứng, từ đó kích hoạt các sự kiện diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu vào ngày đầu tiên của chu kỳ và dài trung bình 28 ngày. Với một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, trong khoảng từ 21 đến 35 ngày.
Giai đoạn kinh nguyệt bắt đầu từ Ngày 1 đến Ngày 5, trong suốt thời gian này niêm mạc dạ dày bong ra và thoát khỏi cơ thể thông qua âm đạo nếu không có hiện tượng thụ thai. Với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể kéo dài đến tận 7 ngày.
Giai đoạn nang trứng thường diễn ra từ Ngày 6 đến Ngày 14, trong thời gian này niêm mạc tử cung dày lên do sự sản sinh hormone estrogen. Bên cạnh đó, các nang noãn trong buồng trứng bắt đầu phát triển, và từ khoảng Ngày 10 đến 14, một nang sẽ hình thành một trứng trưởng thành, còn được gọi là trứng. Buồng trứng thường phóng thích trứng trưởng thành vào Ngày 14 của một chu kỳ dài 28-ngày. Giai đoạn này được gọi là sự rụng trứng.
Giai đoạn hoàng thể kéo dài từ Ngày 15 đến Ngày 28. Sau khi sự rụng trứng diễn ra, trứng di chuyển thông qua ống dẫn trứng để đến tử cung. Lúc này, niêm mạc tử cung dày lên hơn nữa nhằm chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng và bám vào niêm mạc tử cung, thì người phụ nữ đó có thai. Nếu hiện tượng thụ thai không diễn ra, niêm mạc tử cung dày lên sẽ bong ra trong suốt kỳ kinh nguyệt.
Các dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bất thường bao gồm:
Các bé gái thường bắt đầu có kinh nguyệt vào ở độ tuổi trung bình là 12 nhưng cũng có thể được coi là bình thường nếu kinh nguyệt xuất hiện sớm, từ lúc 8 tuổi, hoặc muộn hơn, khi ở tuổi 16. Việc các bé gái có chu kỳ kinh nguyệt không đều trong suốt giai đoạn dậy thì được xem là bình thường, và một số bé gái có thể cần đến 2 - 3 năm để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Triệu chứng của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao gồm:
Cách dễ nhất và hiệu quả nhất để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là tải một ứng dụng trên điện thoại của bạn. Có rất nhiều ứng dụng để lựa chọn và nhìn chung chúng có chức năng rất tốt giúp bạn nhập ngày kinh nguyệt và tính toán độ dài chu kỳ, dự đoán các khoảng thời gian thụ thai và an toàn.
Kinh nguyệt là hoạt động phóng thích máu và các mô từ tử cung, hoạt động này được điều chỉnh bởi hormone. Mức độ hormone thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, và vì vậy kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi.
Có một số yếu tố như căng thẳng và tập luyện các bài thể dục nặng thường xuyên, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Các yếu tố này có thể khiến cho phụ nữ bị mất kinh. Việc các bé gái bị mất kinh trong mùa thi, hoặc các vận động viên bị mất kinh trong thời gian tập luyện chuẩn bị thi đấu thường rất phổ biến. Các rắc rối khác như rối loạn ăn uống, bệnh tuyến giáp, hồi phục sau phẫu thuật, sử dụng thuốc chống trầm cảm hay hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Một số phụ nữ bị tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc đau đớn/chảy máu nhiều đôi khi được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tránh thai đường uống. Nhóm thuốc này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm thiểu tình trạng chảy máu nhiều. Nhìn chung, thuốc tránh thai dạng uống là an toàn, nhưng một số phụ nữ có thể chống chỉ định (tình trạng cụ thể, đối với nhóm người này việc sử dụng thuốc có thể gây hại), ví dụ như: đau nửa đầu dữ dội, bệnh gan hay có tiền sử mắc bệnh huyết khối tắc mạch (máu đông).
Các dấu hiệu và triệu chứng của giai đoạn mãn kinh bao gồm:
Phụ nữ ngừng có kinh nguyệt khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Đây là thời kỳ mà buồng trứng ngừng rụng trứng và xảy ra ở khoảng độ tuổi 51. Hiện tượng mãn kinh được xác định bằng việc không có kỳ kinh nguyệt nào trong suốt 12 tháng.
Trong các chu trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thuốc được sử dụng để kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng hơn, và một số phụ nữ trải qua nhiều chu trình thực hiện thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy điều này gây ra mãn kinh sớm. Sau khi chu trình thụ tinh trong ống nghiệm kết thúc, chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ quay trở lại.
Một số phụ nữ trải qua sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm phòng COVID-19. Các thay đổi này thường chỉ ảnh hưởng trong một chu kỳ và diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó chu kỳ trở lại bình thường.
Cũng không có bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng COVID-19 gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản. Các thay đổi này xảy ra cả với vaccine mRNA lẫn vaccine COVID-19 sử dụng adenovirus vector. Tương tự như vậy, khoảng 25% phụ nữ bị nhiễm COVID-19 cũng cho biết có sự thay đổi tạm thời đối với chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Hiện vẫn chưa thể xác định liệu các thay đổi tạm thời trong chu kỳ kinh nguyệt có phải là một tác dụng phụ của các loại vaccine hay là do những thay đổi trong tình trạng căng thẳng, cân nặng, bài tập thể dục, v.v., tất cả các yếu tố này đều thường gặp trong giai đoạn đại dịch hiện nay.
Để giải quyết các câu hỏi nêu trên, một số nghiên cứu quy mô lớn đang được tiến hành để so sánh tỉ lệ thay đổi kinh nguyệt giữa các nhóm phụ nữ được tiêm vaccine và không được tiêm vaccine.