Rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) - Triệu chứng & Nguyên nhân

Rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) là gì?

Rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) còn được gọi là rối loạn xử lý âm thanh (APD), là tên gọi chung cho nhiều tình trạng rối loạn khác nhau ảnh hưởng đến quá trình nghe. Mặc dù những người bị CAPD có thính lực bình thường, não của họ không thể xử lý và hiểu được những âm thanh mà họ đang nghe.

CAPD ảnh hưởng đến khả năng xử lý âm thanh của cả người lớn và trẻ em. Bệnh này thường khởi phát ở trẻ nhỏ và con trai dễ bị bệnh hơn con gái. Bệnh gây khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ do sự biến dạng tín hiệu âm thanh (khả năng nghe).

Một số đặc điểm chính của CAPD ở trẻ em là không có khả năng nhận dạng lời nói ở nơi ồn ào, khó khăn khi làm theo chỉ dẫn và trò chuyện, kỹ năng giải mã kém, dễ xao nhãng và gặp khó khăn trong học tập.

Các triệu chứng của rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) là gì?

Các triệu chứng của CAPD có thể thể hiện theo những dạng khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
  • Khó hiểu những lời nói nhanh hoặc không rõ ràng
  • Khó trả lời câu hỏi
  • Dễ xao nhãng và mất tập trung
  • Thường xuyên yêu cầu nhắc lại thông tin
  • Khả năng nghe kém
  • Khả năng thể hiện trước đám đông kém
  • Hay lo âu và tự ti
  • Khó đọc, viết và đánh vần
  • Nhạy cảm với âm thanh lớn
  • Khó xác định nguồn phát ra âm thanh
  • Khó phân biệt âm thanh
  • Khó nghe và khó hiểu lời nói trong môi trường ồn ào
  • Khó nhớ các thông tin đã nghe

Tìm cách điều trị y tế ngay lập tức nếu bạn quan sát thấy bản thân hoặc con bạn gặp khó khăn khi nghe. Bác sĩ thính học có thể thực hiện kiểm tra chuyên môn để xác định vấn đề và đề xuất phương án điều trị phù hợp.

Nguyên nhân của rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) là gì?

Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của CAPD. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau đây đã được phát hiện:

  • Não xử lý thông tin dạng âm thanh một cách bất thường, mà nguyên nhân có thể là tình trạng chậm phát triển trung khu âm thanh.
  • Trẻ em bị rối loạn thần kinh (não và dây thần kinh), chấn thương đầu và nhiễm trùng tai mạn tính có thể bị CAPD.
  • Một số bất thường về phát triển có liên quan đến CAPD, ví dụ như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD), chứng khó đọc và khiếm khuyết ngôn ngữ.

Những yếu tố nào gây ra nguy cơ rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD)?

Có những yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển CAPD:

  • Trẻ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Trẻ sinh non (sớm hơn ngày dự sinh 3 tuần) và trẻ sơ sinh nặng từ 2,5kg trở xuống có nguy cơ cao mắc CAPD.
  • Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh và khi còn nhỏ. Nhiễm trùng tai ở trẻ em là do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra và có thể khiến chất lỏng tích tụ trong vòi nhĩ, bộ phận giúp làm sạch chất nhầy từ tai giữa vào vòm họng. Khi chất lỏng không thoát ra từ tai giữa bình thường, nhiễm trùng có thể phát triển. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng lạnh.
  • Chấn thương đầu ở trẻ sơ sinh. Chấn thương đầu nghiêm trọng do trẻ bị tai nạn hoặc bạo hành có thể gây bầm tím, sưng, vết đứt ở da đầu hoặc tổn thương não. Chấn thương đầu là một yếu tố gây nguy cơ cho CAPD.
  • Ngộ độc chì. Đây là dạng ngộ độc kim loại do có chì trong cơ thể.

Biến chứng và các bệnh liên quan của rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD) là gì?

CAPD ảnh hưởng đến khả năng lọc và diễn giải âm thanh của não. Bệnh nhân mắc chứng rối loạn này sẽ gặp khó khăn khi nhận, sắp xếp và sử dụng thông tin dạng âm thanh.

Họ có thể nghe thấy, nhưng nghe mà không hiểu. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì có thể gây ra các biến chứng như chậm phát triển não và chấn thương não hoặc khối u. Do đó, tốt nhất vẫn là tìm cách điều trị ngay lập tức khi có triệu chứng.

Làm thế nào để ngăn ngừa rối loạn trung khu xử lý âm thanh (CAPD)?

Hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân gốc rễ của CAPD nên không thể ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn những khó khăn và khuyết tật học tập bằng cách điều trị chứng rối loạn càng sớm càng tốt.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777