Loạn sản phát triển xương hông (Loạn sản hông) - Chẩn đoán và Điều trị

Loạn sản hông được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám sàng lọc loạn sản phát triển xương hông (DDH) khi bạn đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt hông và chân của trẻ trong nhiều tư thế khác nhau để xem khớp hông có khớp với nhau không.

Trường hợp DDH nhẹ có thể khó chẩn đoán. Bạn có thể không nhận thấy vấn đề gì cho đến khi bạn đã là người trưởng thành trẻ tuổi. Nếu bác sĩ nghi ngờ DDH, bác sĩ có thể khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, như chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Loạn sản hông được điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ điều trị loạn sản hông tùy vào:

  • Độ tuổi của người bị bệnh
  • Mức độ tổn thương hông

Trẻ sơ sinh

Nếu em bé dưới 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể dùng đai mềm, như dây đai Pavlik, để giữ phần chỏm cầu khớp chắc chắn trong hốc xương trong vài tháng. Việc này giúp tạo khuôn cho hốc xương theo hình dạng của chỏm cầu.

Em bé trên 6 tháng tuổi

Bác sĩ có thể di chuyển xương đến vị trí phù hợp và giữ ở đó trong vài tháng bằng khuôn bó bột toàn thân. Đôi khi có thể cần đến phẫu thuật để điều chỉnh cho khớp vừa vặn với nhau.

Người trưởng thành

Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Đối với loạn sản hông nhẹ có rách sụn viền ổ cối, phương pháp điều trị sẽ là phẫu thuật nội soi khớp hông.
  • Đối với loạn sản hông nặng thì thực hiện phẫu thuật đục xương hông, bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sẽ định hướng lại ổ cối và/hoặc xương đùi để cho phép ổ cối bao phủ bình thường trên đầu xương đùi. Ở người trưởng thành, hình thức phổ biến nhất của phẫu thuật này là phẫu thuật đục xương quanh ổ cối.
  • Đối với loạn sản có viêm xương khớp hông thứ phát (tổn thương nặng sụn khớp hông) thì thực hiện phẫu thuật thay khớp hông toàn phần.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777