Gãy xương - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Hầu hết các tình trạng gãy xương như gãy xương cổ tay, xương mác, xương đòn, xương cẳng tay, gãy xương do áp lực, gãy mắt cá chân cần 6 – 12 tuần để lành lại, nhưng khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào:

  • Phần xương bị ảnh hưởng
  • Loại gãy xương
  • Độ tuổi và sức khỏe tổng quát

Để xương lành đúng cách, xương cần được cố định hoặc định vị lại và giữ ở tư thế phù hợp với nẹp cố định hoặc khuôn bó hỗ trợ. Loại và độ nặng của tình trạng gãy xương sẽ quyết định liệu có cần can thiệp bằngr phẫu thuật không

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng gãy xương và đưa các phương án điều trị phù hợp.

Đ: Một số loại gãy xương có thể tự lành mà không cần phẫu thuật hoặc áp dụng các phương pháp điều trị xâm lấn. Khả năng gãy xương tự lành phụ thuộc vào loại gãy xương chứ không phải vào bộ phận cơ thể. Ví dụ: gãy xương hông không di lệch có thể không cần phẫu thuật. Ngược lại, gãy xương mắt cá chân di lệch có thể phải phẫu thuật.

Các tình trạng gãy xương sau có thể tự lành vì các mảnh xương vẫn nối với nhau:

  • Gãy xương do áp lực (còn gọi là rạn nứt xương). Để thúc đẩy quá trình lành xương, đừng nên đè nén thêm áp lực lên xương bị gãy. Ví dụ: nếu bạn bị gãy xương do áp lực tác động lên mắt cá chân, hãy dùng nạng để giải phóng trọng lượng đè lên bàn chân đang bị thương . Trong 1 – 2 ngày đầu, hãy kê cao phần xương bị gãy và chườm đá nếu cần thiết.
  • Gãy ngang. Để giúp xương lành đúng cách, hãy bó bột để giữ xương ở đúng vị trí.
  • Gãy chéo, không di lệch. Để giúp xương lành đúng cách, hãy bó bột để giữ xương ở đúng vị trí.
  • Gãy xoắn do đè nén. Để hỗ trợ quá trình lành xương, hãy nghỉ ngơi trên giường vài ngày hoặc cho đến khi cơ thể ổn định hơn. Bạn nên đeo đai nẹp cố định và tránh hoạt động nặng trong vài tuần hoặc vài tháng để tình trạng gãy đốt sống không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong suốt giai đoạn phục hồi, bạn nên ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và bổ dưỡng, chứa nhiều canxi. Chế độ ăn uống tốt có thể giúp hỗ trợ quá trình tự lành xương.

Đ: Chụp X-quang là một trong những xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất để kiểm tra gãy xương. Trên phim chụp X-quang, xương có màu trắng sáng và phần gãy xương có màu đen sẫm.

Tuy nhiên, đôi khi X-quang có thể không thấy được vùng gãy xương. Ví dụ: một số trường hợp gãy xương cổ tay, gãy xương hông và gãy xương do áp lực phải cần đến các biện pháp kiểm tra bổ sung như chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm. Đây là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán gãy xương do áp lực. Khi xem xét kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sưng tấy, bất thường ở tủy xương và vết gãy xương.

Bác sĩ sẽ giải thích kết quả kiểm tra để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương và thời gian phục hồi ước tính. Việc này thường phụ thuộc vào vị trí gãy xương (phần xương bị ảnh hưởng) và mức độ xâm lấn của vết gãy.

Đ: Có, bạn có thể tập thể dục khi bị gãy xương miễn là bạn giữ cho phần xương bị thương (như xương cổ tay hoặc xương bàn chân bị gãy) bất động để thúc đẩy quá trình lành xương. Dừng hoạt động ngay nếu vết thương bị đau.

Các bài tập nhẹ nhàng bạn có thể thử bao gồm:

  • Đi xe đạp
  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Tập tạ tập trung vào các vùng không bị ảnh hưởng trên cơ thể.

Bạn nên tránh các môn thể thao va chạm cho đến khi tình trạng gãy xương đã phục hồi.

Đ: Gãy xương không liền xảy ra khi các mảnh xương gãy không nối với nhau.

Do đó, bạn thường dễ thấy đau khi chạm vào, sưng tấy và đau nhức vùng xương bị tổn thương trong nhiều năm.

Đ: Thuyên tắc mỡ xảy ra khi chất béo xâm nhập vào đường máu sau khi gãy xương. Tình trạng này có thể trở thành bệnh lý đe dọa đến tính mạng.

Bạn có thể giảm nguy cơ thuyên tắc mỡ bằng cách:

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu để phát hiện thuyên tắc mỡ giai đoạn đầu.
  • Tìm cách điều trị sớm, tích cực cho trường hợp gãy xương dài.

Đ: Dập xương là chấn thương dạng nhẹ hơn so với gãy xương. Dập xương xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị tổn thương, khiến máu và chất dịch rò rỉ vào các mô và mạch máu lân cận.

Gãy xương là hiện tượng xương bị nứt hoặc bị gãy. Gãy xương thường xảy ra khi xương bị lực tác động vượt quá mức chịu đựng, như khi gặp chấn thương thể thao, tai nạn xe hơi hoặc té ngã.

Nhìn chung thì dập xương khó có thể trở thành gãy xương.

Đ: Khi gãy xương không được điều trị, xương có thể:

  • Không liền lại với nhau (không liền xương). Khi xương vẫn còn gãy, tình trạng này có thể gây sưng tấy, dễ đau khi chạm vào và đau nhức kéo dài trong nhiều năm.
  • Tự lành chậm (chậm liền xương). Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ hồi phục hoàn toàn trừ khi xương không liền lại hẳn và gây ra biến chứng.

Đ: Để vùng gãy xương mau lành, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau vào chế độ ăn uống:

  • Protein từ thịt, cá, sữa, phô mai, sữa chua, các loại hạt, đậu, v.v.
  • Canxi từ sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, cải xoăn, cải chíp, đậu nành, cá hồi, v.v.
  • Vitamin D từ lòng đỏ trứng và cá dầu (như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu). Dành khoảng 15 phút tắm nắng mỗi ngày cũnggiúp cơ thể bổ sung Vitamin D.
  • Vitamin C từ trái cây họ cam quýt (như cam, kiwi và các loại quả mọng) và rau xanh.
  • Sắt từ thịt đỏ, gan, các loại đậu (như đậu đỏ, đậu nành Nhật và đậu gà), các loại hạt, trái cây sấy khô và ngũ cốc ăn sáng.
  • Kali từ chuối, nước cam, bông cải xanh, khoai tây, các loại hạt, cá, thịt và thịt gà.

Dùng thực phẩm nguyên chất có chứa các chất dinh dưỡng như trên sẽ tốt hơn là dùng thực phẩm chức năng, trừ trường hợp bệnh nhân đươc bác sĩ khuyên dùng.

Đ: X-quang có thể không chụp được một số loại gãy xương như gãy xương cổ tay, gãy xương hông và gãy xương do áp lực. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc xạ hình xương .

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang lần hai vào khoảng 10 – 14 ngày sau lần chụp X-quang đầu tiên để bệnh nhân có thời gian hồi phục vết gãy xương. Vết xương gãy sau khi lành sẽ trở nên dễ nhận biết hơn trên phim chụp X-quang.

Đ: Có, gãy xương do áp lực có thể tái phát nếu bạn:

  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, xương yếu hoặc mắc phải một số bệnh lý y khoa
  • Lặp đi lặp lại một số động tác nhất định, như khi chơi thể thao.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777