Gãy xương - Triệu chứng & Nguyên nhân

Gãy xương là gì?

Gãy xương là hiện tượng xương bị nứt hoặc bị gãy. Mặc dù có thể chịu được áp lực hoặc tác động trong giới hạn nhất đi, xương sẽ bị gãy nếu lực tác động vượt quá khả năng chịu đựng của xương.

Như vậy nghĩa là bất kỳ phần xương nào trong cơ thể cũng có khả năng bị gãy. Tuy gãy xương thường do chấn thương gây ra, nhưng tùy theo trường hợp có thể là gãy xương hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Các loại gãy xương

Hình minh họa các loại gãy xương khác nhau.

Có nhiều loại gãy xương khác nhau như:

  • Gãy vụn, tình trạng xương bị vỡ thành nhiều mảnh.
  • Gãy cành tươi, đây là tình trạng gãy xương không hoàn toàn, trong đó xương chỉ bị tổn thương một phần. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em vì xương của trẻ mềm và đàn hồi tốt hơn.
  • Rạn nứt xương, tình trạng gãy xương không hoàn tòan, khó phát hiện bằng X-quang thông thường.
  • Gãy chéo, xảy ra khi xương bị gãy theo một đường chéo hoặc tạo thành góc.
  • Gãy xương bệnh lý, do bệnh lý tiềm ẩn làm xương suy yếu, khiến xương dễ gãy hơn.
  • Gãy xương do áp lực, xảy ra phổ biến hơn ở vận động viên hoặc người thường xuyên phải chịu áp lực đè nén lên xương lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Gãy ngang, tình trạng gãy một đường thẳng ngang xương.

Gãy xương còn được phân loại chung thành gãy kín và gãy hở. Trong trường hợp gãy xương kín, xương bị nứt hoặc gãy không làm tổn thương các mô xung quanh hoặc lồi ra ngoài da. Trong trường hợp gãy xương hở hay hỗn hợp, xương bị nứt hoặc gãy xuyên qua da.

Triệu chứng của gãy xương là gì?

Vì gãy xương được chia thành nhiều loại nên triệu chứng của từng loại sẽ bộc lộ khác nhau.

Ví dụ: gãy xương hở có vết thương dễ nhìn thấy. Ngược lại, gãy xương kín có các triệu chứng như biến dạng hoặc đổi màu da ở vùng bị tổn thương.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Vết thương bị đau, sưng to và bầm tím
  • Có cảm giác cọt kẹt khi cố gắng cử động
  • Không thể cử động vùng bị thương

Chấn thương nghiêm trọng tác động lên các xương lớn như xương chậu hoặc xương đùi có thể khiến nạn nhân trông đuối sức và nhợt nhạt, cảm thấy chóng mặt, có khi dẫn đến ngất xỉu và toàn thân cảm thấy ốm yếu hoặc buồn nôn.

Nguyên nhân gây gãy xương là gì?

Gãy xương là tình trạng xảy ra khi lực tác động trực tiếp lên xương vượt quá mức chịu đựng của xương. Gãy xương là tình trạng xảy ra phổ biến nhất khi còn nhỏ, mặc dù bạn có thể bị gãy xương ở bất kỳ độ tuổi nào.

Vì người cao tuổi có xương giòn hơn (do loãng xương) nên có nguy cơ gãy xương do va đập, té ngã cao hơn người trẻ tuổi.

Biến chứng và các bệnh liên quan đến gãy xương là gì?

Các biến chứng do gãy xương bao gồm:

  • Mất máu, vì xương là nguồn cung cấp máu dồi dào
  • Tổn thương các cơ quan, mô hoặc cấu trúc xung quanh. Ví dụ: vỡ xương sọ có thể làm tổn thương não hoặc xương sườn bị gãy có thể đâm vào phổi.
  • Liên kết giữa các chi kém nếu xương không lành hẳn
  • Chậm phát triển xương
  • Nhiễm trùng
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777