Nhồi máu cơ tim - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Sau một cơn đau tim, bạn có thể trở lại các hoạt động khỏe mạnh, bình thường như trước khi bị đau tim.

Bạn có thể có chất lượng cuộc sống giống như trước khi bị đau tim nếu kết hợp các lựa chọn lối sống lành mạnh hơn bao gồm chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Đ: Bạn có thể thực hiện từng bước ngăn ngừa đau tim bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như đái tháo đường, cholesterol cao và huyết áp cao. Bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc để giảm nguy cơ đau tim.

Bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa đau tim bao gồm bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống.

Đ: Triệu chứng của đau tim nhẹ cũng giống như đau tim nặng. Điểm khác biệt duy nhất là bệnh nhân bị tổn thương tim ít hơn sau khi bị đau tim.

Mặc dù có thể nhẹ, bất kỳ cơn đau tim nào cũng cần được coi là nghiêm trọng vì làm tăng nguy cơ tái phát đau tim.

Đ: Sau cơn đau tim đầu tiên, bạn có nguy cơ tái phát đau tim. Để ngăn ngừa khả năng tái phát đau tim, bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như đái tháo đường, cholesterol cao và huyết áp cao. Bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc để giảm nguy cơ tái phát đau tim.

Thay đổi thói quen sinh hoạt mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa tái phát đau tim bao gồm bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống.

Đ: Đau tim có thể đột ngột hoặc không có dấu hiệu gì với các triệu chứng xuất hiện từ từ. Các dấu hiệu này thường bắt đầu chậm với cơn đau hoặc khó chịu mức nhẹ.

Ghi lại các triệu chứng như là:

  • Khó chịu hoặc đau ngực cảm giác như bị đè, bóp hoặc siết, hay đầy
  • Cảm giác chóng mặt hoặc lâng lâng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực hoặc phần trên của cơ thể có thể lan đến hàm hoặc cánh tay
  • Đau dữ dội và kéo dài ở vùng giữa ngực (cảm giác nặng nề và bị đè nén)
  • Khó thở, có thể xảy ra một mình hoặc kèm đau ngực

Nếu bạn nghi ngờ bạn đang gặp phải các dấu hiệu đau tim, hãy tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp và đi đến khoa tai nạn và cấp cứu gần nhất ngay lập tức.

Đ: Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu đau tim, bạn cần phản ứng nhanh.

Gọi 995 ngay lập tức hoặc nhờ ai đó ở gần bạn gọi giúp.

Mô tả triệu chứng của bạn cho tổng đài viên. Nếu các triệu chứng hướng đến đau tim, đội hỗ trợ y tế sẽ có thể bắt đầu điều trị ngay khi đến, và đây là cách nhanh nhất để được điều trị có thể cứu mạng sống.

Trong khi đợi xe cấp cứu:

  • Hãy uống aspirin, trừ khi bạn bị dị ứng với thuốc đó. Việc này giúp máu loãng và ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong các động mạch chính của tim.
  • Hãy uống nitroglycerin nếu bạn đã được kê đơn trước đây. Thuốc này giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, nitroglycerin không ngăn được cơn đau tim và bạn sẽ vẫn cần được điều trị càng sớm càng tốt.
  • Đừng ho liên tục. Ho giúp chữa đau tim chỉ là chuyện tưởng tượng.
  • Không được thực hiện CPR nếu bệnh nhân bị đau tim vẫn nói chuyện và thở. CPR chỉ được thực hiện nếu tim bệnh nhân dừng đập hẳn (gọi là ngừng tim).

Đ: Khi bị đau tim, việc sử dụng aspirin có thể giúp giảm tổn thương tim bằng cách ức chế tiểu cầu, là các tế bào máu rất nhỏ kích hoạt quá trình đông máu và làm tắc động mạch.

Liều dùng aspirin hàng ngày cũng có thể ngăn ngừa đau tim đối với những người có yếu tố nguy cơ cao. Tuy nhiên, bạn không nên dùng aspirin để ngăn ngừa đau tim nếu chưa xin ý kiến bác sĩ.

Đ: Có thể cảm thấy khó chịu ở ngực lúc có lúc không, kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần trước cơn đau tim thực sự. Hãy ghi nhận những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo sớm bao gồm:

  • Khó chịu hoặc đau ngực cảm giác như bị đè, bóp hoặc siết, hay đầy
  • Cảm giác chóng mặt hoặc lâng lâng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực hoặc phần trên của cơ thể có thể lan đến hàm hoặc cánh tay
  • Đau dữ dội và kéo dài ở vùng giữa ngực (cảm giác nặng nề và bị đè nén)
  • Khó thở, có thể xảy ra một mình hoặc kèm đau ngực

Đ: Có, người trẻ có thể bị đau tim. Mặc dù hiếm khi một người dưới 40 tuổi bị đau tim, tình trạng này có thể xảy ra kết hợp với các yếu tố nguy cơ chính như:

Đ: Không.

Đ: Thay đổi huyết áp trong một cơn đau tim không thể dự đoán được, và một số người có thể bị tăng, giảm hoặc thay đổi ít về huyết áp. Bác sĩ thường ghi nhận các triệu chứng khác để làm thước đo tốt hơn cho cơn đau tim.

Đ: Đặc biệt ở phụ nữ, đau lưng và đặc biệt là đau lưng ở phần trên, có thể là dấu hiệu của đau tim.

Nếu bạn nghi ngờ bạn đang gặp phải các dấu hiệu không rõ ràng của đau tim, hãy đi khám bác sĩ nội tim mạch để thực hiện đánh giá y khoa và khám lâm sàng kỹ lưỡng.

Đ: Đau tim không triệu chứng xảy ra khi bệnh nhân không gặp phải triệu chứng rõ ràng của đau tim, như đau ngực nặng như bị bóp chặt, toát mồ hôi lạnh và buồn nôn. Điều này thường thấy nhiều hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và những người bị đái tháo đường.

Họ có thể không cảm thấy gì cả, nhưng thường thì họ có những triệu chứng không rõ ràng như:

  • Khó chịu ở lưng, tay, hàm hoặc ngực
  • Chóng mặt hay ngất xỉu
  • Cảm thấy kiệt sức và hụt hơi sau một vài bước đi
  • Cảm giác ợ nóng hoặc đau dạ dày

Mặc dù đau tim không triệu chứng có thể không có những triệu chứng điển hình liên quan đến đau tim, nguyên nhân cũng giống nhau: tắc nghẽn dòng máu đến cơ tim. Nếu lưu lượng máu không được khôi phục kịp thời, mô tim bị ảnh hưởng sẽ bị tổn thương và cuối cùng bị chết.

Đ: Một người có thể trông khỏe mạnh bên ngoài nhưng vẫn có thể có động mạch bị tắc nghẽn hoặc bị bệnh. Điều này và các bệnh trạng khác chưa được xác định có thể dẫn đến đau tim ở một người khỏe mạnh.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777