Tăng huyết áp (Huyết áp cao) - Triệu chứng & Nguyên nhân

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp, hay huyết áp cao, là bệnh lý trong đó mức độ lực của dòng máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường.

Theo thời gian, tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ vữa động mạch (mảng lắng đọng chất béo tích tụ ở thành động mạch), có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Triệu chứng của tăng huyết áp là gì?

Hầu hết người bị huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Về lâu dài, bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan khác nhau và dẫn đến các bệnh lý sau:

Nguyên nhân gây tăng huyết áp là gì?

Huyết áp luôn thay đổi trong ngày tùy vào hoạt động bạn thực hiện. Ví dụ: nếu bạn đang tập thể dục, cảm thấy căng thẳng hoặc đang bị đau, huyết áp sẽ tạm thời tăng lên trong khoảng thời gian kéo dài tình trạng đó. Những trường hợp này không cần phải chăm sóc y tế.

Huyết áp cao sẽ trở thành tình trạng đáng lo ngại nếu huyết áp liên tục tăng.

95% bệnh nhân không xác định được nguyên nhân gây huyết áp cao. Loại huyết áp cao này có xu hướng phát triển dần qua nhiều năm.

Trong 5% còn lại, huyết áp cao có thể do bệnh lý nền gây ra. Các bệnh lý này bao gồm bệnh thận, xơ vữa động mạch (mảng lắng đọng chất béo tích tụ ở thành động mạch) và mất cân bằng nội tiết tố.

Những yếu tố nào gây nguy cơ tăng huyết áp?

Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Đái tháo đường. Bệnh lý mạn tính này có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Bệnh làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường hay glucose trong máu lúc đói từ 126mg/dL trở lên là nguy hiểm.
  • Béo phì. Tình trạng thừa cân hay béo phì đòi hỏi phải có nhiều máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho mô. Vì lượng máu tuần hoàn qua mạch máu tăng lên, áp lực lên thành động mạch cũng tăng lên.
  • Tiền sử gia đình nhiều người bị tăng huyết áp. Nếu bạn có cha mẹ hoặc họ hàng bị huyết áp cao, bạn có khả năng bị di truyền bệnh này.

Các biến chứng và bệnh liên quan của tăng huyết áp là gì?

Nếu không được điều trị, huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:

  • Bệnh tim (bệnh tim mạch vành). Tăng huyết áp có thể làm động mạch bị cứng và dày lên. Tình trạng này có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác.
  • Suy tim. Tim cần làm việc nhiều hơn để bơm máu trước áp lực cao hơn trong mạch máu. Hệ quả là thành buồng tim bơm máu bị dày lên vì phải làm việc vất vả hơn mới bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Bệnh động mạch ngoại biên. Đây là tình trạng động mạch bị hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi. Khi bị bệnh này, các chi không nhận đủ lượng máu để đáp ứng nhu cầu, từ đó có thể gây đau chân khi đi lại.
  • Suy thận. Khi thận không thể lọc các chất thải ra khỏi máu, chất thải có thể bị tích tụ đến mức độ nguy hiểm. Thành phần hóa học trong máu có thể bị mất cân bằng.
  • Đột quỵ. Khi lượng máu truyền đến não bị giảm hoặc gián đoạn, khiến mô não không nhận được oxy và dưỡng chất, đột quỵ sẽ xảy ra.

Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?

Bạn có thể phòng ngừa tăng huyết áp bằng cách thực hiện các điều sau:

  • Duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe thông qua tập thể dục và ăn thức ăn lành mạnh
  • Giảm lượng muối nạp vào
  • Thêm thực phẩm chứa nhiều kali, canxi, magie và axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống
  • Uống vừa phải đồ uống có cồn
  • Kiểm soát và giảm căng thẳng
  • Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng dinh dưỡng hoặc điều trị thảo dược thay thế
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777