Dr Gowreeson Thevendran
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Nguồn: Shutterstock
Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Các công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng phụ nữ dễ gặp phải các chấn thương khi chạy bộ hơn nam giới, do nhiều yếu tố liên quan đến cấu trúc và cơ chế vận hành của cơ thể phụ nữ.
Bác sĩ Gowreeson Thevendran, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, giải thích về những chấn thương phổ biến nhất mà các vận động viên chạy bộ nữ mắc phải, đồng thời chỉ dẫn cách phòng tránh chúng.
Tình trạng này được đặc trưng bởi cơn đau bên dưới xương bánh chè, có nguyên nhân từ sự tiếp xúc giữa mặt sau của xương bánh chè và xương đùi. Các vận động viên chạy bộ nữ có nhóm cơ khép hông và cơ xoay ngoài yếu hơn, là một trong những yếu tố dẫn đến việc xương bánh chè vận hành không đúng cách và gây ra hội chứng PFPS.
Cách phòng tránh chấn thương: PFPS có thể được ngăn chặn bằng các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ vùng hông và cơ tứ đầu (nằm nghiêng sang một bên và nâng một chân lên cao vuông góc với đường trục cơ thể, bài tập nâng chân thẳng lên, và bài tập clamshell).
Chườm đá sau khi chạy bộ và sử dụng băng keo truyền thống hoặc các loại băng quấn linh hoạt ở hai bên đầu gối cũng có ích.
Hoạt động nhẹ nhàng thường ngày như chạy bộ có thể gây ra gãy xương do áp lực, do tải trọng lặp đi lặp lại có thể tạo ra lực vượt quá ngưỡng bền chắc, ngay cả đối với xương bình thường. Các vận động viên chạy bộ nữ cường độ cao, hoặc những người có bàn chân vòm cao hay cơ bắp chân bị co cứng có nguy cơ gãy xương do áp lực cao hơn.
Cách phòng tránh chấn thương: Cơn đau âm ỉ và khu trú ở vùng cẳng chân hoặc bàn chân sẽ báo hiệu nguy cơ về khả năng gãy xương do áp lực.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở bàn chân nếu còn ngờ ngại. Điều quan trọng là tránh chạy cho đến khi vết gãy đã lành, hỗ trợ bàn chân bị thương bằng dụng cụ chỉnh hình (đế lót giày, miếng lót giày có độ cong nhất định, hoặc miếng lót gót chân) và hãy mang giày hỗ trợ tốt cho cả bàn chân. Trường hợp tái phát gãy xương do áp lực có thể liên quan đến rối loạn nội tiết tố (bộ ba vấn đề về thể thao ở phụ nữ) và cần được điều tra kỹ hơn thông qua xét nghiệm máu và/hoặc chụp chiếu MRI.
Dải chậu chày là một dải mô chắc khỏe kéo dài từ hông đến đầu gối. Nó giúp nâng đỡ đầu gối và cẳng chân khi bàn chân chạm đất trong hoạt động di chuyển.
Hội chứng ITB xảy ra do vận động chạy bộ trên bề mặt gồ ghề, mang giày kém chất lượng và bẻ cua gắt.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng ITB ở phụ nữ và nhóm cơ khép hông và cơ xoay ngoài yếu.
Cách phòng tránh chấn thương: Điều trị hội chứng ITB đòi hỏi phải thay đổi 'kiểu chạy' và tăng cường sức mạnh cho cơ khu trú ở hông (mông) và cơ xoay ngoài (nằm nghiêng trên mặt đất và nhấc chân xa khỏi đường giữa cơ thể, đứng thẳng và bắt chéo một chân trước chân kia, ưỡn hông ra).
Chườm đá dải chậu chày và mát-xa dải chậu chày bằng một thanh lăn sau khi đã kéo giãn cơ cũng là biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng chấn thương.
Đặc trưng điển hình của tình trạng này là cơn đau xuất hiện ở vùng bên trong xương ống chân. Đây là chấn thương phổ biến ở vận động viên chạy bộ, với tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn một chút so với nam giới.
Những người mới tập chạy dễ gặp chấn thương này hơn. Nghiên cứu khoa học mới đây cho rằng nguyên nhân là do áp lực lặp đi lặp lại ở bề mặt phía trước xương chày, và dần hồi phục khi xương đã dày lên, một khi người mới tập đã quen dần với hoạt động chạy bộ.
Cách phòng tránh chấn thương: Tránh tiếp tục chạy khi cơn đau xuất hiện vì cố gắng tiếp có thể dẫn đến hội chứng căng cơ/gãy xương. Hãy thiết lập thời gian biểu và tăng tốc độ chạy một cách từ từ, cho phép xương và cơ bắp tự điều chỉnh.
Tăng cường sức mạnh cho các vùng cơ bắp chân và ống chân giúp giảm tác động lên xương trong khi chạy, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đau ống chân. Có những bằng chứng chưa thật sự thuyết phục cho thấy việc mang giày hỗ trợ hoặc chạy trên bề mặt mềm có tác dụng bảo vệ xương.
Chấn thương này khiến hầu hết các vận động viên chạy bộ lo lắng do mức độ phổ biến và tính chất khó điều trị.
Triệu chứng đau đặc trưng là ở đáy gót chân (gân gan chân), cơn đau thường trở nặng vào sáng sớm khi mới thức dậy, và có thể tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm mới thuyên giảm.
Viêm cân gan chân thường gặp hơn ở những người có bàn chân bẹt, thừa cân hoặc những người đã từng mắc tình trạng này. Nguyên nhân là do sự thoái hóa của dải mô hỗ trợ độ cong của gan bàn chân.
Cách phòng tránh chấn thương: Tránh chạy bộ trong một khoảng thời gian ngắn. Sử dụng miếng lót được thiết kế phù hợp khi mang giày. Các bài tập kéo giãn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm cân gan chân, đặc biệt là các bài giãn cơ bắp chân và giãn cân gan chân (gập ngón chân cái lên trên để làm cho phần vòm gan chân cao hơn).
Nên tập các bài giãn cơ ở các khoảng thời gian cố định trong ngày, tốt nhất là tập ngay trước khi đứng lên sau khi đã ngồi trong một khoảng thời gian dài, hoặc trước khi ra khỏi giường.
Những đôi giày có hỗ trợ tốt với phần vòm gan chân được thiết kế riêng, và sử dụng nẹp y tế trong lúc ngủ (ngay cả khi chỉ sử dụng tạm thời) sẽ có ích. Nếu tình trạng này kéo dài, khuyến nghị áp dụng liệu pháp sóng xung kích hoặc phẫu thuật nội soi để giải phóng vùng cân gan chân bị co rút.