Fasting after heart surgery

Nguồn: Shutterstock

Nhịn ăn sau phẫu thuật tim

Cập nhật lần cuối: 30 Tháng Năm 2018 | 3 phút - Thời gian đọc
Dr Tay Leslie

Bác sĩ nội tim mạch

Dr Tay Leslie

Bác sĩ nội tim mạch

Leslie Tay, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Mount Elizabeth, chia sẻ về một số ảnh hưởng của việc nhịn ăn hoặc ăn kiêng sau quá trình phẫu thuật tim.

Trong tháng Ramadan linh thiêng, bạn sẽ phải tham gia vào nghi thức nhịn ăn cùng gia đình và bạn bè từ bình minh cho tới hoàng hôn.

Nhưng nếu bạn mới trải qua một cuộc phẫu thuật tim hoặc bất kỳ cuộc phẫu thuật quan trọng nào, bạn có thể cảm thấy lo ngại về hậu quả của việc nhịn ăn trong giai đoạn hồi phục này. Cơ thể khó có thể hồi phục hiệu quả nếu như bạn phải nhịn ăn. Nhưng thực sự bạn cũng cần phải lên kế hoạch thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc thanh lọc cơ thể sau phẫu thuật tim.

Bạn nên nói chuyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn băn khoăn về việc nhịn ăn hoặc ăn kiêng sau khi phẫu thuật, tuy nhiên, bạn cần nắm được một vài thông tin cơ bản sau.

Có nên nhịn ăn trong tháng Ramadan sau khi phẫu thuật tim hay không?

Nếu bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật tim hoặc bị đau tim cấp, bạn không nên nhịn ăn hay thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt trong ít nhất 6 tuần.

Bạn cũng nên tránh nhịn ăn nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) hoặc những loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, trừ khi bác sĩ đảm bảo rằng những loại thuốc đó không gây ảnh hưởng xấu nào.

Ngoài ra còn một số bệnh liên quan tới tim mạch cần tránh nhịn ăn:

  • Đau ngực tái diễn thường xuyên
  • Bệnh suy tim khiến bạn mệt mỏi hoặc khó thở
  • Van động mạch chủ bị hẹp hoặc bị viêm (chứng hẹp van)
  • Đang được theo dõi y tế liên tục

Tôi có cần phải uống thuốc trong thời gian nhịn ăn không?

Uống thuốc trong thời gian nhịn ăn

Nếu bạn đang điều trị bệnh tim và không muốn uống thuốc trong khoảng thời gian từ bình minh tới hoàng hôn, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng loại thuốc có tác dụng lâu hơn trong tháng Ramadan, tùy thuộc vào toa thuốc của bạn. Hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để xem phương pháp này có khả thi hay không. Luôn nhớ rằng nếu không có phương án thay thế phù hợp, bạn vẫn cần phải uống thuốc đầy đủ trong thời gian nhịn ăn.

Nếu bạn được cấy ghép stent mạch vành, bạn có thể phải áp dụng liệu pháp kháng tiểu cầu kép để tránh bị đông máu (tức là bạn sẽ phải uống hai loại thuốc là clopidogrel và aspirin). Để điều chỉnh liệu pháp sao cho phù hợp với việc nhịn ăn, bạn có thể uống clopidogrel trước bữa ăn sáng (suhur) hoặc sau bữa ăn tối (iftar) và uống aspirin sau bữa ăn tối (iftar).

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu nhịn ăn để tìm ra phương án phù hợp nhất cho bản thân bạn.

Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể tôi khi tôi nhịn ăn trong giai đoạn hồi phục?

Các nghiên cứu cho thấy rằng ảnh hưởng của việc nhịn ăn đối với bệnh nhân tim có tình trạng ổn định là không đáng kể (trong một nghiên cứu, 91,2% trong số 465 bệnh nhân không gặp ảnh hưởng xấu nào đối với sức khỏe).

Vì vậy, nếu sau 6 tuần, bạn có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày và không phải trải qua bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào (ví dụ: khó thở, đau ngực) thì việc có nhịn ăn hay không cũng không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn.

Thực tế là bầu không khí nhẹ nhàng, dễ thở trong tháng Ramadan lại có những tác động tích cực đối với tâm sinh lý của người bệnh sau khi phẫu thuật.

Điều quan trọng nhất đó là bác sĩ phải đảm bảo rằng không có nguy hiểm nào xảy ra khi bạn nhịn ăn và điều đó không gây hại cho cơ thể.

Vào những lúc không cần phải nhịn ăn, tôi nên ăn gì?

Tránh ăn đồ dầu mỡ và nhiều muối, và không nên uống liên tiếp một lượng lớn đồ uống giải khát vì việc này có thể khiến bạn cảm thấy khó thở.

Bạn nên cố gắng ăn ít lại và ăn thành nhiều bữa, chia 2 bữa ăn lớn thành 4 phần ăn nhỏ.

Tôi phải làm sao nếu tôi cảm thấy chóng mặt hoặc không khỏe trong khi nhịn ăn?

Thiếu nước có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt, vì vậy bạn có thể phòng ngừa bằng cách uống thật nhiều nước vào lúc không phải nhịn ăn.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc không khỏe và cảm giác này không thuyên giảm sau 20 phút, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu lên cơn sốt, khó thở hoặc ngất xỉu.

Nếu bạn lo lắng về sức khỏe tim mạch của bản thân, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Al-Binali, H.A., Al-Mahmeed, W.A., Al-Suwaidi, J., Al-Rashdan, I., Amin, H., Bener, A., Hadi, H.R., Hanifah, M., Helmy, A. & Zubaid, M. (2005). Impact of Fasting in Ramadan in Patients with Cardiac Disease. Saudi Medical Journal 26 (10).

Is it Safe for Heart Patients to Fast During Ramadan? (2014, July 14). Retrieved 21 May 2018 from http://timesofoman.com/article/37313

Heart Patients Should Take Care When Fasting. (n.d.). Retrieved 21 May 2018 from https://www.hamad.qa/EN/your%20health/Ramadan%20Health/Health%20Information/Pages/Heart-Patients.aspx

What's the Best Diet After Heart Surgery? (2014, February 24) Retrieved April 04, 2021, from https://share.upmc.com/2016/02/diet-heart-surgery/

After Cardiac Bypass Surgery. (n.d.) Retrieved April 04, 2021, from https://www.svhhearthealth.com.au/rehabilitation/after-cardiac-bypass-surgery#section-2
Bài viết liên quan
Xem tất cả