Minimally invasive cystectomy

Nguồn: Shutterstock

Kiểm soát u nang buồng trứng

Cập nhật lần cuối: 04 Tháng Sáu 2019 | 4 phút - Thời gian đọc
Dr Pang Yi Ping Cindy

Bác sĩ sản phụ khoa

Dr Pang Yi Ping Cindy

Bác sĩ sản phụ khoa

U nang buồng trứng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Trên thực tế, phụ nữ phát triển u nang sinh lý hàng tháng trong quá trình rụng trứng tự nhiên.

Nang thường được phát hiện trong quá trình chụp kiểm tra các trình trạng không liên quan. Đôi khi nang có thể gây đau. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm nhận được nếu nang lớn hơn 10cm. Nếu quí vị gặp phải vấn đề với u nang buồng trứng, hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa.

Có nhiều loại u nang khác nhau:

  • U nang chức năng là loại phổ biến nhất. Có 2 loại u nang chức năng, bao gồm nang noãn và nang hoàng thể. Nang noãn thường tiêu biến sau khi rụng trứng. Nếu nang noãn không tiêu biến và lỗ nang đóng lại, dịch bên trong túi có thể sản sinh nhiều hơn và tình trạng tích tụ dịch này có thể dẫn đến nang hoàng thể.
  • U nang dạng bì phát triển từ các tế bào buồng trứng và có thể chứa lông, răng, bã nhờn và đôi khi là cả mô xương.
  • U nang lạc nội mạc tử cung hình thành do mô tử cung di chuyển đến buồng trứng.
  • U nang tuyến là các u nang không ung thư có thể phát triển ở mặt ngoài buồng trứng.

Mặc dù không thường gặp nhưng một số u nang buồng trứng có thể phát triển thành ung thư buồng trứng. Nguy cơ này cao hơn ở những đối tượng đã mãn kinh.

U nang được chẩn đoán bằng cách nào?

U nang buồng trứng được chẩn đoán bằng cách nào?
Các bác sĩ có thể nhận biết được u nang thông qua khám lâm sàng, tuy nhiên, bác sĩ thường dựa vào kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định thành phần bên trong u. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp X-quang tuyến vú.

Cách duy nhất để xác nhận u nang ung thư là tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật cắt một mảnh mô hoặc mẫu tế bào khỏi cơ thể để đưa vào phân tích trong phòng xét nghiệm. Sinh thiết được thực hiện bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ u, có thể thông qua thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ từ 0,5 – 1cm trên vùng bụng, sử dụng ống kính camera độ phân giải cao và các dụng cụ chính xác.

Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS) là gì?

Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS, còn gọi là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa, là một kỹ thuật phẫu thuật hiện đại nhằm loại bỏ u nang. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống kính nhỏ có gắn camera siêu nhỏ cùng thiết bị phẫu thuật qua các vết mổ nhỏ ở vùng bụng để xác định vị trí và tiến hành loại bỏ u nang. Phương pháp này tránh được sự cần thiết phải rạch các vết mổ lớn và xâm lấn như trong phẫu thuật mở.

Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS (phẫu thuật xâm lấn tối thiểu) được thực hiện như thế nào?
Thông thường, phẫu thuật nội soi được thực hiện trong phòng phẫu thuật ở điều kiện gây mê toàn thân.

Vết mổ đầu tiên thường được rạch qua rốn, tại đó camera được đưa vào, theo sau là khí carbon dioxide để làm phồng vùng phẫu thuật và tạo không gian cho việc tiến hành thủ thuật. Ống kính sẽ truyền hình ảnh độ phân giải cao về hệ thống, cho phép bác sĩ phóng to vùng có liên quan và tiến hành phẫu thuật.

Tiếp theo, 2 hoặc nhiều vết rạch nhỏ sẽ được tạo ra dựa theo hình ảnh quan sát trực tiếp từ camera phẫu thuật để cho phép đưa các dụng cụ khác vào nhằm hỗ trợ quá trình thực hiện thủ thuật.

U nang thường được loại bỏ thông qua vết mổ tại rốn bằng thiết bị thu thập. Chỉ tự tiêu hoặc keo dính phẫu thuật sẽ được sử dụng để đóng vết mổ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra vùng phẫu thuật và đắp băng gạc lên vết thương để bảo vệ thêm nếu cần thiết.

Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS được khuyến nghị khi nào?

Vì hầu hết các u nang đều biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, nhiều khả năng bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp “theo dõi và chờ đợi” trong vài tháng. Tại mỗi lần khám, các công cụ chẩn đoán hình ảnh sẽ được sử dụng để so sánh tình trạng tiến triển. Các công cụ này có thể bao gồm:

  • Siêu âm – đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và có sẵn tại phòng khám của bác sĩ phụ khoa.
  • MRI – một hình thức chụp kiểm tra sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để ghi lại hình ảnh chi tiết về buồng trứng.
  • Chụp CT – một loạt hình ảnh X-quang được chụp từ các góc khác nhau xung quanh cơ thể, sử dụng kỹ thuật xử lý máy tính để tạo ra hình ảnh cắt ngang về buồng trứng và các mô xung quanh.

Nếu u nang phát triển lớn hơn 5cm, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS. Những yếu tố cân nhắc khác bao gồm triệu chứng của bệnh nhân và loại u nang. Một u nang trong, kích thước lớn có thể được dẫn lưu qua rốn bằng thủ thuật phẫu thuật nội soi và loại bỏ trong bước tiếp theo.

U nang đặc cần được kiểm tra sâu hơn bằng phương pháp phẫu thuật thăm dò để thu được chẩn đoán chính xác.

Hầu hết các u nang được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, nếu u nang quá lớn hoặc nghi ngờ mắc ung thư, phương pháp phẫu thuật mở sẽ được khuyến nghị nhằm ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng ra các vùng khác trong cơ thể.

So sánh giữa MIS và phẫu thuật mở?

Phẫu thuật mở so với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Trong phẫu thuật cắt bỏ u nang kiểu mổ mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết lớn trên vùng bụng để buồng trứng lộ ra. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật cần thiết thông qua vết mở này.

Phẫu thuật mở truyền thống thường đi kèm với:

  • Thời gian nằm viện lâu hơn do gây mê toàn thân và cần khâu nhiều mũi hơn
  • Nguy cơ mất máu cao hơn
  • Thời gian hồi phục lâu hơn, do có thể cần thực hiện vật lý trị liệu trong thời gian dài để khôi phục sức mạnh và phạm vi vận động
  • Sẹo to và rõ hơn

Những lợi ích của phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS so với phẫu thuật mở thường bao gồm:

  • Rút ngắn thời gian nằm viện
  • Nguy cơ mất máu thấp hơn
  • Thời gian hồi phục nhanh hơn
  • Sẹo nhỏ và khó thấy hơn

Nếu nghi ngờ mình bị u nang buồng trứng, quí vị cần báo cho bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách trước khi các biến chứng về sau phát sinh.

Chất lượng cuộc sống của quí vị có thể được cải thiện đáng kể, vì vậy, hãy ưu tiên điều trị nếu cần thiết.

Anna Giorgi, 6 September 2017, Laparoscopy. Retrieved on 06 May 2019 https://www.healthline.com/health/laparoscopy

Zawn Villines, 30 April 2018, Home remedies for ovarian cyst symptoms. Retrieved on 06 May 2019 https://www.medicalnewstoday.com/articles/321685.php

07 August 2017, Ovarian cysts. Retrieved on 06 May 2019 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/diagnosis-treatment/drc-20353411

Valencia Higuera, 17 July 2017, Ovarian Cysts. Retrieved on 06 May 2019 https://www.healthline.com/health/ovarian-cysts#treatment

What Is an Ovarian Cyst? . Retrieved on 06 May 2019 https://www.webmd.com/women/guide/ovarian-cysts#1

30 December 2017, Minimally invasive surgery. Retrieved on 06 May 2019 https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/minimally-invasive-surgery/about/pac-20384771
Bài viết liên quan
Xem tất cả