Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - Triệu chứng & Nguyên nhân

ADHD là gì?

ADHD là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hành vi hoặc sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ bị ADHD thường có các dấu hiệu sau đây trước khi trẻ được 7 tuổi:

  • Mất tập trung
  • Hiếu động quá mức
  • Bốc đồng

Nhiều trẻ mắc ADHD không giải thích được lý do trẻ cảm thấy mất kiểm soát hoặc rất cô đơn. Bệnh trạng này thường xảy ra ở bé trai hơn bé gái.

Các loại ADHD

Có 3 loại ADHD:

  • Chủ yếu là mất tập trung, trẻ hầu như không thể tập trung được.
  • Chủ yếu là hiếu động hoặc bốc đồng, hành vi của trẻ có xu hướng quá hiếu động hoặc bốc đồng.
  • Kết hợp, trẻ có thể biểu hiện tổng hợp các triệu chứng mất tập trung và hiếu động hoặc bốc đồng.

Các triệu chứng của ADHD là gì?

Trẻ bị ADHD có xu hướng đối mặt với những khó khăn sau đây do khó tập trung hoặc điều chỉnh hành vi quá hiếu động hoặc bốc đồng của trẻ:

  • Học tập
    • Khó khăn trong học tập
    • Không học tốt ở trường
  • Nhận thức
    • Khả năng giải quyết vấn đề kém
    • Không thể hiểu được hậu quả của hành vi sai trái
    • Tự nói chuyện với bản thân một cách rất trẻ con (liên quan đến tuổi tác)
  • Cảm xúc
    • Trầm cảm
    • Không thể kiểm soát cảm xúc
    • Tâm trạng khó đoán
  • Xã hội
    • Hung hăng
    • Không thể kết bạn
    • Không thể làm theo hướng dẫn
    • Nói dối, ăn cắp và những khuynh hướng rủi ro cao
    • Thiếu khả năng kiểm soát bản thân
    • Kỹ năng xã hội kém

Nguyên nhân gây ra ADHD là gì?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra ADHD. Tuy nhiên, đã tìm thấy tập hợp các yếu tố có liên quan đến ADHD. Các yếu tố này bao gồm:

  • Tổn thương đầu
  • Nhiễm trùng não
  • Ngộ độc chì
  • Người mẹ dùng thuốc khi mang thuốc
  • Tiền sử gia đình mắc ADHD
  • Huyết áp cao và nhiễm trùng trong khi mang thai
  • Mất cân bằng thần kinh ở não, ảnh hưởng đến các vùng kiểm soát khả năng tập trung, lập kế hoạch và tổ chức

Những yếu tố nào gây nguy cơ ADHD?

Các yếu tố gây nguy cơ ADHD có thể bao gồm:

  • Động kinh
  • Sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
  • Tiếp xúc với độc tố môi trường, chẳng hạn như chì
  • Tiền sử gia đình bị ADHD hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần khác
  • Tổn thương não, từ trong bụng mẹ hoặc sau khi bị chấn thương nặng vùng đầu sau khi ra đời

Biến chứng và các bệnh liên quan của ADHD là gì?

Trẻ bị ADHD dễ gặp những phải khó khăn sau:

  • Bị tự ti
  • Dễ bị tai nạn và tổn thương hơn so với bạn bè đồng trang lứa
  • Vụng về trong kỹ năng xã hội và khó được người lớn và bạn bè đồng trang lứa chấp nhận
  • Tụt hậu trong lớp, có thể dẫn đến kết quả học tập kém và bị trẻ em và người lớn khác đánh giá thấp

Trẻ bị ADHD cũng có nhiều khả năng cùng mắc các bệnh trạng sau đây hơn so với trẻ khác:

  • Động kinh
  • Trầm cảm
  • Chứng khó đọc và những khó khăn trong việc học tập khác
  • Rối loạn lo âu, thường làm cho con bạn lo lắng và cảm thấy căng thẳng
  • Rối loạn phổ tự kỉ, ảnh hưởng đến cách con bạn nhận thức và giao tiếp với người khác
  • Rối loạn hành vi ứng xử, gây ra hành vi chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, phá hoại và làm hại người hoặc động vật
  • Hội chứng Tourette, là khi con bạn vô tình tạo ra những tiếng động không mong muốn và các chuyển động lặp đi lặp lại
  • Các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc chu kỳ giấc ngủ không đều
  • Rối loạn sử dụng chất kích thích, bao gồm thuốc, rượu bia và hút thuốc
  • Rối loạn tâm trạng như rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn thách thức chống đối

Làm thế nào để phòng tránh ADHD?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra biện pháp phòng tránh ADHD. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ ADHD ở trẻ bằng cách:

  • Tránh rượu bia, thuốc và thuốc lá trong khi mang thai
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chất ô nhiễm và độc tố

Phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của con bạn và hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777