Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) - Chẩn đoán và Điều trị

ADHD được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ con của bạn (trẻ mầm non hoặc nhỏ hơn) bị ADHD, bạn nên sắp xếp đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá như bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học, bác sĩ giải phẫu bệnh âm ngữ hoặc bác sĩ nhi khoa phát triển.

Không có phương pháp kiểm tra cụ thể đối với ADHD. Thực hiện chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Khám sức khỏe, để loại bỏ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng khác
  • Xác nhận xem có tiền sử gia đình bị ADHD hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần khác không
  • Thảo luận về các vấn đề sau:
    • Thời điểm các triệu chứng bắt đầu xuất hiện
    • Địa điểm xảy ra
    • Sự ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày của con bạn và gia đình bạn
    • Có những sự kiện quan trọng xảy ra trong gia đình bạn, chẳng hạn như ai đó qua đời hoặc ly hôn hay không

ADHD được điều trị như thế nào?

Việc điều trị ADHD thường tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng và giúp con bạn ứng phó với cuộc sống hàng ngày. Việc điều trị không tìm cách trị dứt điểm bệnh trạng này.

ADHD có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp, nhưng tốt nhất là nên sử dụng kết hợp cả hai. Thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng của con bạn cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của ADHD.

Các loại thuốc

Có 5 loại thuốc loạn tâm thần có thể được sử dụng để điều trị ADHD:

  1. Atomoxetine
  2. Dexamfetamine
  3. Guanfacine
  4. Lisdexamfetamine
  5. Methylphenidate

Những thuốc này cân bằng hóa chất trong não và kích thích não để giúp tập trung. Mục đích là giúp con bạn:

  • Cảm thấy bình tĩnh hơn
  • Ít bốc đồng hơn
  • Tập trung tốt hơn
  • Học hỏi và thực hành những kỹ năng mới

Trị liệu

Trị liệu có thể hữu ích trong việc điều trị ADHD và các bệnh trạng tồn tại đồng thời, chẳng hạn như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Các liệu pháp được khuyến cáo bao gồm:

  • Giáo dục tâm lý, bạn hoặc con bạn thảo luận về ADHD và ảnh hưởng của chứng bệnh này. Điều này có thể giúp con bạn hiểu được bệnh trạng tốt hơn, có thể tác động tích cực đến cách trẻ đối phó với chứng bệnh.
  • Trị liệu hành vi, sử dụng các phần thưởng để khuyến khích con bạn kiểm soát chứng ADHD của trẻ.
  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT), để thay đổi cách suy nghĩ và cách cư xử của con bạn.
  • Chương trình đào tạo và giáo dục cho cha mẹ, hướng dẫn cho cha mẹ và người chăm sóc:
    • Cách trò chuyện cụ thể và hiệu quả với trẻ bị ADHD.
    • Những trò chơi có thể giúp cải thiện sự chú ý và hành vi của trẻ.
  • Đào tạo kỹ năng xã hội, trong đó tình huống đóng vai được áp dụng để:
    • Dạy con cách cư xử trong các tình huống giao tiếp.
    • Giúp con bạn hiểu được hành vi của trẻ ảnh hưởng đến người khác như thế nào.
Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777