Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) - CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi thường gặp

Đ: Đau trong chu kỳ kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp của PCOS. Tuy nhiên, PCOS có thể làm giảm lượng máu và tần suất kinh nguyệt.

Đ: Có, phụ nữ bị PCOS thường thấy khó giảm cân vì các yếu tố như:

  • Thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn do kháng insulin
  • Nồng độ insulin cao thúc đẩy việc dự trữ chất béo và tăng cân
  • Thiếu các nội tiết tố điều hòa mức độ thèm ăn như ghrelin, cholecystokinin và leptin.

Đ: Có thể khó phát hiện mang thai khi bị PCOS, vì bệnh này gây kinh nguyệt không đều và nồng độ nội tiết tố bất thường. Nếu bạn thử thai tại nhà, hãy thử vào 2 – 3 tuần sau khi quan hệ tình dục để xem bạn có mang thai không.

Bạn cũng có thể để ý đến các dấu hiệu mang thai thông thường bao gồm:

  • Chướng bụng
  • Đau lưng
  • Nhạy cảm đau ở vú
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Kiệt sức và mệt mỏi
  • Nhiệt độ cơ bản cao hơn
  • Buồn nôn hoặc ngán một số loại thực phẩm

Để khẳng định mang thai, hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để làm xét nghiệm máu.

Đ: Vì gluten gây viêm, có thể làm PCOS dạng viêm trầm trọng hơn.

Tránh dùng gluten nếu bạn bị PCOS dạng viêm. Thay vào đó, hãy thử dùng chế độ ăn uống DASH hay chế độ ăn uống Địa Trung Hải.

Đ: Không có mối liên quan di truyền rõ ràng trong PCOS, nên khó có thể nói PCOS có di truyền hay không.

Các chuyên gia nghĩ rằng PCOS là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm gen và yếu tố môi trường như căng thẳng và chế độ ăn uống.

Đ: Không có bằng chứng y khoa rõ ràng là PCOS gây UTI.

Đ: Có, một số nghiên cứu cho thấy rằng PCOS có liên quan đến thai chết lưu và có thể cần được coi là yếu tố nguy cơ.

Nhìn chung, phụ nữ bị PCOS có nguy cơ bị biến chứng thai kỳ và sinh con cao hơn.

Đ: Nếu bạn bị PCOS, bạn nên thử chế độ ăn uống DASH hoặc chế độ ăn uống Địa Trung Hải. Nhìn chung, các chế độ ăn uống này có nhiều ngũ cốc nguyên cám, các sản phẩm tươi và protein nguồn gốc thực vật. Các chế độ đó cũng thường không có đường, thực phẩm chế biến sẵn và chất béo trans.

Đ: Có, bạn có thể có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn khi bị PCOS. Đó là vì PCOS dạng nhẹ không ảnh hưởng đến kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, PCOS dạng nặng có thể có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và sức khỏe.

Đ: Nếu bạn lo lắng về chu kỳ không đều hoặc mất kinh do PCOS, bạn có thể điều hòa chu kỳ bằng cách:

  • Tránh hút thuốc lá và uống bia rượu
  • Thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm chức năng
  • Tăng hoạt động thể chất nếu bạn bị quá cân
  • Giảm hoạt động thể chất nếu bạn là vận động viên
  • Giảm các yếu tố gây căng thẳng khi dành nhiều thời gian thư giãn hơn

Hãy nói chuyện với bác sĩ để biết cách điều hòa chu kỳ tốt hơn.

Đ: Mặc dù có thể khó mang thai hơn nếu bạn bị PCOS và có kinh nguyệt không đều, bạn có thể tăng khả năng mang thai bằng cách:

  • Áp dụng lối sống lành mạnh
  • Giảm cân nếu bạn đang quá cân
  • Cân nhắc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
  • Dùng thuốc để giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm nồng độ insulin

Hãy tham vấn bác sĩ phụ khoa để được tư vấn thêm.

Đ: Không, hiện nay không có phương pháp điều trị dứt điểm PCOS.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát PCOS thông qua thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, thuốc và trị liệu.

Đ: Nếu bạn bị PCOS trong khi mang thai, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để tránh biến chứng:

  • Theo dõi sát mức glucose và insulin trong máu
  • Giữ trong mức tăng cân được khuyến cáo
  • Uống thuốc để điều hòa mức đường huyết
  • Dùng vitamin và thực phẩm chức năng như axit folic

Hãy tham vấn bác sĩ phụ khoa để được tư vấn thêm.

Đ: PCOS thường thấy rõ khi một bé gái bắt đầu có kinh nguyệt. Ở một số phụ nữ, PCOS trở nên rõ ràng khi bị khó mang thai hoặc khi bị tăng cân mức độ nặng.

Trang này đã được kiểm duyệt.

Bạn cần trợ giúp?


Để biết thêm thông tin, vui lòng gọi
+65 6575 7575

Để đặt lịch hẹn, vui lòng dùng WhatsApp
+65 8111 9777