Sức khỏe phụ khoa

Một phần của: Sức khỏe phụ nữ

Duy trì sức khỏe tốt qua chăm sóc phụ khoa tốt

Khi đến tuổi sinh sản cũng là lúc bạn cần tự chịu trách nhiệm cho sức khỏe phụ khoa của bản thân. Phụ nữ có nhiều nhu cầu riêng biệt về sức khỏe liên quan đến cơ thể và hệ sinh sản.

Đó là lý do bạn cần hiểu rõ dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh phụ khoa và thời điểm bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa. Ngoài ra, đi khám bác sĩ phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa cũng nên trở thành một phần trong thói quen chăm sóc sức khỏe của bạn. Tìm hiểu thêm về cách để duy trì sức khỏe phụ khoa tốt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ phụ khoa?

Từ khi dậy thì đến khi mãn kinh, nhu cầu về sức khỏe phụ nữ thay đổi khi cơ quan sinh sản đáp ứng với các quá trình bình thường của cơ thể như quan hệ tình dục, mang thai, lão hóa và đôi khi là chấn thương hoặc bệnh tật.

Bác sĩ phụ khoa có chuyên môn về sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là hệ sinh sản của phụ nữ. Bác sĩ phụ khoa điều trị và kiểm soát nhiều bệnh lý liên quan đến:

Bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa hàng năm để kiểm tra định kỳ và khi bạn có các triệu chứng như đau vùng chậu, âm hộ hoặc âm đạo và xuất huyết tử cung bất thường.

Điều xảy ra trong lần khám phụ khoa định kỳ

Trong lần khám phụ khoa hàng năm, bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện nhiều bước khám sàng lọc sức khỏe khác nhau tùy vào độ tuổi và nguy cơ mắc bệnh để đánh giá sức khỏe của bạn.

Các bước này có thể bao gồm:

  • Khám vùng chậu, trong đó bác sĩ kiểm tra vùng chậu để phát hiện các bất thường.
  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, thường được thực hiện khi khám vùng chậu. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung của bạn và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra các bất thường.
  • Xét nghiệm HPV, trong đó mẫu lấy từ quá trình phết tế bào cổ tử cung cũng được dùng để kiểm tra vi-rút gây u nhú ở người, loại vi-rút có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
  • Chụp X-quang tuyến vú để tầm soát ung thư vú.

Did you know? Bệnh tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tại Singapore, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người tử vong vì bệnh tim và đột quỵ.

Thu gọn tất cả
Mở rộng tất cả

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến sức khỏe phụ khoa là gì?

Phụ nữ có thể bị bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau trong hệ sinh sản.

Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

U xơ là khối cơ tăng sinh không gây ung thư trong thành tử cung. Có 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị u xơ nhưng chỉ có 1 trong 4 phụ nữ bị u xơ biểu hiện triệu chứng. Do đó, u xơ thường không được phát hiện.

Nếu không được điều trị, u xơ có thể gây biến chứng thai kỳ và dẫn đến sảy thai hoặc vô sinh.

Tùy vào kích thước, số lượng u xơ, độ tuổi của bệnh nhân và nhu cầu sinh sản, quá trình kiểm soát bệnh trạng có thể khác nhau:

  • Một số bệnh nhân có thể được theo dõi khi u xơ tăng sinh 0,5 – 1 cm mỗi năm
  • Một số bệnh nhân có thể cần điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ u xơ
  • Điều trị nội khoa có thể được dùng để điều trị triệu chứng liên quan đến u xơ như rong kinh

Điều trị bằng phẫu thuật liên quan đến việc cắt bỏ u xơ (phẫu thuật cắt bỏ u xơ), hoặc cắt bỏ tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung).

Nang là túi chứa dịch nằm trong buồng trứng, có thể lành tính hoặc ác tính. Nang lành tính thường liên quan đến các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Nang này thường xuất hiện không có triệu chứng rồi tự khỏi.

Biến chứng xảy ra nếu nang trở nên lớn bất thường hoặc bị vỡ, hoặc nếu có nhiều nang nhỏ tăng sinh trên buồng trứng, bệnh lý này tên là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Phương pháp điều trị ban đầu bao gồm chờ đợi và quan sát kết hợp với theo dõi bằng siêu âm vùng chậu định kỳ. Điều trị bằng phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ nang nhưng bảo tồn buồng trứng (phẫu thuật cắt bỏ u nang) hoặc cắt bỏ buồng trứng (phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng).

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó tế bào từ lớp niêm mạc bên trong tử cung tăng sinh ra bên ngoài tử cung tại các khu vực lân cận như buồng trứng, ống dẫn trứng và dây chằng treo buồng trứng.

Mô này giải phóng máu và các hóa chất gây viêm trong kỳ kinh nguyệt, dẫn đến đau bụng kinh có thể gây cản trở hoạt động thường ngày. Bệnh có thể dẫn đến vô sinh hoặc làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng lên 2 – 3 lần.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 10 ở nữ giới tại Singapore. Bệnh do vi-rút gây u nhú ở người (HPV) gây ra, vi-rút này:

  • Còn có thể gây ung thư miệng và họng, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn và mụn cóc sinh dục
  • Có thể lây truyền qua quan hệ tình dục

Có thể dễ dàng phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vắc-xin phòng HPV (khuyến cáo cho tất cả trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi) và kiểm tra cổ tử cung thông qua phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV định kỳ. Hỏi ý kiến bác sĩ phụ khoa để biết việc tiêm vắc-xin phòng HPV có phù hợp với bạn hoặc con bạn hay không.

Hiện nay, ung thư phụ khoa nằm trong số 10 bệnh ung thư ảnh hưởng đến phụ nữ thường gặp nhất tại Singapore.

Các căn bệnh ung thư này ở phụ nữ, bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng và tử cung, có khả năng điều trị cao nếu được phát hiện sớm. Quan trọng là bạn phải biết các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu và đi tầm soát thường xuyên.

Trang này đã được kiểm duyệt.