Sức khỏe tình dục và sinh sản

Một phần của: Sức khỏe phụ nữ

Chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản

Một nghiên cứu gần đây về tình dục ở nữ giới tại Singapore cho thấy gần 60% phụ nữ Singapore có chức năng tình dục thấp. Điều này khiến họ ít có mong muốn tìm cách thụ thai và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của họ.

Đó là lý do bạn cần có một buổi trao đổi trung thực và cởi mở về tình dục và sức khỏe sinh sản với bác sĩ. Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, việc hiểu biết sâu sắc về cơ thể và hiểu biết lành mạnh về nhu cầu tình dục của bản thân có thể góp phần mang lại cho bạn cả thể chất và tinh thần khỏe mạnh.

Sức khỏe tình dục và sinh sản ở phụ nữ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe tình dục là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến tình dục. Sức khỏe sinh sản là quá trình sinh sản, chức năng sinh sản và hệ sinh sản ở tất cả các giai đoạn trong cuộc đời.

Đối với phụ nữ, chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản có nghĩa là:

  • Có hiểu biết tốt về chu kỳ kinh nguyệt
  • Cảm thấy thoải mái với nhu cầu tình dục của bản thân
  • Đưa ra lựa chọn sáng suốt về việc kế hoạch hóa gia đình và xây dựng gia đình
  • Bảo vệ bản thân và bạn đời trước các căn bệnh

Did you know? Rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới, với hơn 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng.

Thu gọn tất cả
Mở rộng tất cả

Kinh nguyệt (chu kỳ kinh nguyệt) của phụ nữ do các nội tiết tố điều hòa và là một quá trình tự nhiên để cơ thể chuẩn bị cho việc mang thai. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp xác định thời điểm thụ thai thích hợp. Kỳ kinh nguyệt cuối cùng kết thúc được gọi là mãn kinh.

Kinh nguyệt là một yếu tố quan trọng cho thấy thể trạng khỏe mạnh. Trao đổi với bác sĩ phụ khoa nếu bạn

Để đảm bảo sức khỏe tình dục, mỗi phụ nữ cần xem tình dục là một phần quan trọng trong sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục như căng thẳng, bệnh tật, lão hóa, bệnh lý thường gặp gây rối loạn chức năng tình dục, cũng như tác động từ sự nghiệp, gia đình và cam kết xã hội.

Điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng, có nhiều phương pháp và liệu pháp khác nhau để điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới. Hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra triệu chứng và loại trừ mọi vấn đề y khoa tiềm ẩn.

Phương pháp điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nữ giới có thể bao gồm:

  • Trao đổi cởi mở với bạn đời để nâng cao trải nghiệm thân mật
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh, như tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh
  • Hạn chế uống đồ uống có cồn vì uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm giảm đáp ứng tình dục
  • Gặp tư vấn viên hoặc chuyên gia trị liệu chuyên về các vấn đề tình dục và quan hệ cá nhân
  • Liệu pháp nội tiết tố, như liệu pháp estrogen hoặc androgen
  • Thuốc điều trị để làm tăng ham muốn tình dục

Hiện có nhiều biện pháp khác nhau có thể giúp tránh thai hiệu quả. Các biện pháp tránh thai phổ biến bao gồm:

  • Kế hoạch hóa gia đình tự nhiên
  • Bao cao su nữ
  • Bao cao su nam
  • Vòng âm đạo
  • Miếng dán tránh thai
  • Viên uống tránh thai
  • Thuốc tránh thai dạng tiêm
  • Dụng cụ tử cung

Trao đổi với bác sĩ phụ khoa để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Mang thai

Hãy sớm bắt đầu lên kế hoạch cho hành trình làm cha mẹ nếu bạn và bạn đời có ý định có con. Vì khả năng sinh sản của phụ nữ giảm dần theo tuổi tác, việc sớm lên kế hoạch sẽ cho phép bạn giải quyết sớm mọi vấn đề ngoài ý muốn về khả năng sinh sản.

Xử lý các vấn đề về hiếm muộn

Các vấn đề về khả năng hiếm muộn có thể phát sinh từ các vấn đề trong hệ sinh sản của người nữ hoặc người nam. Nên tìm kiếm hỗ trợ y tế nếu:

  • Bạn và bạn đời không thể thụ thai sau 1 năm quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng biện pháp tránh thai
  • Người phụ nữ trên 35 tuổi và sau 6 tháng tìm cách thụ thai

Điều trị hiếm muộn có thể bao gồm các công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Bệnh và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI và STD) có thể lây truyền qua tiếp xúc âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi quan hệ tình dục. Một số ví dụ bao gồm bệnh giang mai, bệnh do vi khuẩn chlamydia, bệnh lậu và viêm âm đạo do trùng roi.

Đi khám bác sĩ phụ khoa nếu bạn gặp phải các triệu chứng của STD như:

  • Ngứa âm đạo
  • Phát ban
  • Tiết dịch bất thường
  • Đau

Dùng biện pháp bảo vệ phù hợp khi quan hệ tình dục có thể giúp phòng ngừa lây truyền STI. Nếu không được điều trị, STI có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bạn có thể thực hiện các bước để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Tầm soát định kỳ như phết tế bào cổ tử cung
  • Tiêm vắc-xin phòng HPV, có thể giúp bảo vệ trước một số chủng hoặc loại vi-rút gây u nhú ở người (HPV), chủ yếu là các loại thường liên quan đến ung thư cổ tử cung
Trang này đã được kiểm duyệt.